Bộ GD-ĐT chính thức yêu cầu các trường xây dựng các chuyên đề khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn phù hợp với thực tiễn của nhà trường.
- ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thí điểm mở ngành học không ngành
- Thi THPT Quốc Gia 2018: Hồ sơ ngoài trường công lập tăng đột biến
- Năm 2018 bài thi Khoa học tự nhiên sẽ có câu hỏi về thí nghiệm, thực hành
Các trường đại học, cao đẳng sẽ được học khởi nghiệp trong qua trình học tập tại trường
Sẽ khởi nghiệp từ trường học
Trong vài năm trở lại đây câu chuyện khởi nghiệp đang ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ đặc biệt quan tâm. Nhằm giải quyết tình trạng thiếu việc làm cũng như thất nghiệp sau khi ra trường Bộ đã chỉ đạo triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề án nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng trong thời gian học tập tại các nhà trường, cũng như tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh.
Theo đó, đến năm 2020, 100% các học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, 100% các trường đại học, 50% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 2 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm…
Theo ghi nhận của ban tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội, khi đề ra chương trình này Bộ yêu cầu các trường cần phải xem việc tạo kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên là nhiệm vụ của trường đại học như yêu cầu của Khung trình độ quốc gia, nội dung khởi nghiệp phải được thể hiện trong chương trình đào tạo. Có như các em mới có thể phát triển được.
Sinh viên khởi nghiệp sẽ được nhà trường hỗ trợ tối đa kinh phí
Tìm kiếm nguồn vốn cho khởi nghiệp
Ngoài việc đưa khởi nghiệp vào chương trình giảng dạy bắt buộc, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các trường lập cơ sở dữ liệu về các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên sau khi đã được hỗ trợ, lựa chọn ý tưởng dự án khả thi và có tính sáng tạo để tham dự ngày hội khởi nghiệp quốc gia cho học sinh, sinh viên cấp khu vực và nghiên cứu hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của sinh viên.
Theo đó, yêu cầu này các trường đào tạo chủ động bố trí kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp của nhà trường để hỗ trợ hoạt động xây dựng Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp từ nguồn kinh phí xã hội hóa, hỗ trợ tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư đối với các dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên. Mỗi sinh viên hoặc nhóm sinh viên khi có dự án khởi nghiệp sẽ được hỗ trợ kinh phí theo nội dung chi thực tế, tức nhà trường sẽ chi trả hộ cho sinh viên những khoản chi mà nếu không có quỹ này các em sẽ phải dùng tiền túi của mình hoặc xin tiền cha mẹ.
Mỗi năm, Quỹ Khởi nghiệp dự kiến chọn 20 đề án khởi nghiệp để hỗ trợ, với số tiền tối thiểu 50 triệu đồng/đề án, và có thể cao hơn phụ thuộc vào nội dung đề án đặt ra. Nếu đề án khởi nghiệp thất bại, xem như đây là khoản chi rủi ro của trường. Nếu khởi nghiệp thành công thì xem đây như vốn của trường góp vào công ty tương lai do sinh viên tạo lập. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho các trường công lập thực hiện đưa khởi nghiệp vào chương trình bắt buộc, Bộ cho phép các trường lấy kinh phí từ nguồn ngân sách chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án về giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhiều ý kiến cho rằng nếu cần thiết hơn Nhà trường có thể cho các em tiếp xúc dần dần ngay từ khi biết kết quả kỳ thi THPT quốc gia, để từ đó các em có những định hướng tiêng cho bản thân mình. Có thể thấy đề án, chương trình khởi nghiệp được đưa vào chương trình giáo dục là điều hoàn toàn hợp lý khi có thể giúp cho sinh viên không bị rơi vào tình trạng thất nghiệp hàng loạt sau khi ra trường.
Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn