Ngành Dược hiến kế xoá nghèo cho nông dân bằng việc trồng cây dược liệu

49
Rate this post

Huyện nghèo Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã có bước đột phá trong sản xuất để giúp người dân nơi đây vươn lên xóa đói, giảm nghèo cực hiệu quả với việc trồng cây dược liệu.

Thoát nghèo bằng việc trồng dược liệu
Thoát nghèo bằng việc trồng dược liệu

Dược liệu quý giúp dân đổi đời

Nhiều năm nay người dân tộc thiểu số tại huyện Tu Mơ Rông chỉ sống lệ thuộc vào cây sắn, hay lúa rẫy,… khiến cho đời sống kinh tế đã nghèo lại càng thêm khó khăn. Nhận thấy đây là một địa phương giàu tiềm năng lâm nghiệp, ngành Dược Việt Nam đã hiến kế cho huyện Tu Mơ Rông trồng các loại dược liệu quý vừa dễ trồng lại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là các loại cây dược liệu, dù mới xuất hiện nhưng đã tạo ra những bước đột phá mới trong hướng làm kinh tế cho người dân nơi đây. Việc trồng đại trà các loại cây dược liệu, đang hứa hẹn sẽ đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc nơi đây

Không chỉ hướng dẫn cách trồng, cung cấp cây giống mà các công ty Dược còn đến tận rẫy thu mua cây dược liệu với mức giá 70.000 đồng/ kg, khiến người dân càng thêm hồ hởi và tin tưởng. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư, vay vốn để mua trồng loại cây dược liệu này.

Điển hình nhất là gia đình anh A Mới, ở làng Mô Gia (Tu Mơ Rông) đã trồng sâm đương quy trên khoảng đất 100 m2 xen trong lô cà phê của gia đình. Trong sau 1 năm trồng, anh thu hoạch và bán được gần 20 triệu đồng.

Anh Mới vui vẻ chia sẻ: “Cây sâm đương quy này hay quá, vừa dễ trồng, không bị bệnh, lại không tốn công chăm sóc. Đặc biệt loại cây dược liệu này lại có thể tận dụng trồng luôn trong rẫy cà phê của gia đình. Thu nhập của nó gấp nhiều lần việc trồng cả mấy hec ta sắn. Mà giống cây cũng rẻ, 2 kg giống cũng chỉ có 6 triệu đồng, nhưng có thể trồng được đến 5 sào sâm đương quy”.

Hợp tác xã trồng dược liệu
Hợp tác xã trồng dược liệu

Người dân lập hợp tác xã dược liệu

Để giúp đỡ nhau cùng làm kinh tế, mới đây nhiều hộ dân trong huyện Ngọc Lây, xã Tu Ma Rông đã liên kết thành lập hợp tác xã sâm và dược liệu Ngọc Lây. Thành viên chủ yếu của hợp tác xã là người đồng bào dân tộc, và hợp tác xã này mọi người chuyên trồng các loại cây dược liệu như sâm đương quy, giảo cổ lam… nhằm đảm bảo hình thành vùng chuyên canh cây dược liệu.

Những năm qua, cùng với sự giúp đỡ của ngành Dược cùng nhiều nguồn vốn thuộc các chương trình dự án như 30A, 135, của nhà nước huyện Tu Mơ Rông đã phát triển được vùng được liệu với 43 ha hồng đẳng sâm, 5 ha sâm đương quy. Riêng đối với sâm Ngọc Linh huyện Tu Mơ Rông phấn đấu năm 2020 sẽ trồng được 500 ha.

Theo ông Nguyễn Minh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lây, trên địa bàn xã ngoài cây chủ lực là cà phê, thì tính đến nay chính quyền xác định cây sâm đương quy là một trong những loại cây trồng chủ lực, góp phần tạo thu nhập ổn định, xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây.

Tiếp đây được sự giúp đỡ của ngành Dược, nên xã đã mở rộng diện tích trồng đại trà tại 10/10 thôn, làng trong xã. Theo đó xã và huyện sẽ cung ứng khoảng 90.000 cây giống sâm đương quy các hộ nghèo.

Anh A Thăng, xã Ngọc Lây cho biết hiện tại gia đình anh đang muốn trồng sâm dây, sâm đương quy nhưng ít giống, trong khi đó các cây tự nhiên gần như bị khai thác cạn kiệt. May mắn có ngành Dược hỗ trợ cây giống, anh và người dân nơi đây không mong gì hơn ngoài việc nhận được sự hỗ trợ thiết thực để giúp họ có thể phát triển kinh tế.

Như vậy với việc hiến kế và giúp đỡ người nông dân trồng cây dược liệu, ngành Dược đã góp phần không nhỏ trong việc giúp người dân xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế đất nước ngày càng phát triển.

Ngoài ra, hiện nay ở một số địa phương cũng đang tạo điều kiện để con em mình đi học nghề Dược để về phụ giúp gia đình cũng như địa phương mình. Nếu các địa phương khác cũng muốn để con em mình đi học ngành Dược thì hãy tham khảo qui chế xét tuyển cao đẳng dược 2017  Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Văn phòng tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Địa chỉ: Số 4, Trần Phú, phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội (Cổng Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam).

Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0466.55.65.75 – 0989.55.99.63.

Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn