KTV Vật lý trị liệu hướng dẫn 5 bài tập giúp phục hồi vận động của tay

30
5/5 - (1 bình chọn)

Một số tổn thương có thể khiến cho việc vận động của bàn tay trở nên khó khăn, thậm chí là những động tác đơn giản. Các bài tập vận động tay sau đây có thể giúp bạn phục hồi trở lại.

KTV Vật lý trị liệu hướng dẫn 5 bài tập giúp phục hồi vận động của tay KTV Vật lý trị liệu hướng dẫn 5 bài tập giúp phục hồi vận động của tay 

Các bác sĩ cho biết, đôi khi có những tổn thương có thể khiến cho việc vận động, thậm chí là những động tác đơn giản trở nên khó khăn. Tuy nhiên bạn có thể phục hồi lại khả năng vận động khéo léo của bàn tay bằng cách thực hiện một số bài tập.

Các chuyên gia vật lý trị liệu khuyên nên tập thể dục thường xuyên, tùy thuộc vào tình trạng tay, cổ tay của bạn. Một số động tác có tác dụng giúp tăng chuyển động của khớp hoặc kéo giãn cơ và gân, những bài tập khác giúp tăng cường cơ xung quan khớp để tạo ra độ bền cao hơn và tạo ra sức mạnh nhiều hơn.

Các bác sĩ, giảng viên Văn bằng 2 Vật lý trị liệu cho biết, vận động cơ và dây chằng cổ tay, các khớp cổ tay thông qua các vòng cung chuyển động, chẳng hạn như khi bạn uốn cong và duỗi thẳng ngón tay. Nếu mức độ chuyển động bình thường của tay bị suy giảm, bạn có thể gặp khó khăn khi thực hiện những hoạt động bình thường, chẳng hạn như mở một cái nắp hộp.

Các bài tập giúp phục hồi vận động tay

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, các bài tập vận động tay sau đây bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào hay ở đâu giúp cải thiện vận động của bàn tay. Khi thực hiện bạn lưu ý giữ mỗi tư thế của động tác trong vòng 5 – 10 giây, thực hiện 10 lần cùng lúc, mỗi ngày thực hiện 3 lần.

Các bài tập giúp phục hồi vận động tay

Các bài tập giúp phục hồi vận động tay

Bài tập 1:

Bạn thực hiện các động tác như sau: đặt cẳng tay lên bàn trên một chiếc khăn cuộn làm đệm cho bàn tay treo ra khỏi cạnh của bàn, lòng bàn tay chúc xuống. Thực hiện di chuyển tay hất lên cho đến khi bạn cảm thấy căng ở mức độ nhẹ, sau đó quay trở lại tư thế bắt đầu. Lặp lại bài tập này 10 lần.

Bài tập 2:

Bài tập này thực hiện như sau: Bạn đứng hoặc ngồi với cánh tay khéo ở bên cạnh với khuỷu tay gấp thành một góc 90 độ, hướng lòng bàn tay xuống. Xoay cổ tay để lòng bàn tay ngửa lên. Tiếp tục lặp lại động tác xoay để bàn tay úp xuống.

Bài tập 3:

Thực hiện các động tác như sau: Cẳng tay đặt trên bàn, dùng một chiếc khăn cuộn lại làm đệm để dưới cổ tay, bàn tay để nghiêng, ngón tay cái hướng lên trên. Tiếp theo bạn di chuyển cổ tay lên và xuống, cố gắng để di động ở biên độ lớn nhất có thể. Động tác này bạn thực hiện ít nhất 10 lần.

Bài tập 4:

Bạn bắt đầu bài tập này bằng việc mở giãn hết cỡ ngón tay cái ra bên ngoài, di chuyển ngón tay cái qua lòng bàn tay và trở lại vị trí bắt đầu.

Bài tập 5:

Bài tập này tiến hành như sau: bạn bắt đầu bằng bàn tay với những ngón tay mở rộng, duỗi thẳng. Tiếp đến bạn co nắm các ngón tay lại thành nắm đấm, trở lại thẳng các ngón tay như ban đầu. Động tác này bạn thực hiện lặp đi lặp lại 10 lần.

Trên đây là một số động tác dễ thực hiện giúp phục hồi chức năng vận động của bàn tay.

Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn tổng hợp.