Giải đáp của Bộ Y tế về việc “khai tử” Trung cấp Y Dược

666
5/5 - (2 bình chọn)

Dược sĩ Trung cấp vẫn chưa hết hoang mang và tranh luận trước quyết định ‘khai tử’ hệ đào tạo Trung cấp Y Dược của Bộ Y tế. Để giải quyết thắc mắc trên, phóng viên đã có cuộc đã có cuộc trao đổi trực tiếp ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo.

Lý giải Bộ Y tế về việc “khai tử” Trung cấp Y Dược

PV: Thưa ông, theo như quy định của Bộ Y tế đưa ra thì từ năm 2021, các BV, cơ sở y tế toàn quốc sẽ ngừng nhận Điều dưỡng, Kỹ thuật viên Y học, Dược sĩ, Nữ hộ sinh… hệ trung cấp. Điều này đồng nghĩa với việc khai tử các trường Trung Cấp Y Dược và sinh viên ra trường hệ trung cấp không có việc làm. Vậy hướng giải quyết của Bộ cho vấn đề này như thế nào?

Trả lời : Như chúng ta đã biết, Việt Nam đang tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế, đặc biệt là Cộng đồng kinh tế ASEAN đã được thành lập từ 31/12/2015. Tại lĩnh vực y tế, Việt Nam đã ký thỏa thuận khung công nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN ở các lĩnh vực như điều dưỡng (từ năm 2006), bác sĩ và nha sĩ – răng hàm mặt (từ năm 2009). Theo đó, để được hành nghề điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, thời gian đào tạo tối thiểu sẽ là 3 năm, còn đối với Dược sĩ, nha sĩ và bác sĩ thì thời gian đào tạo yêu cầu dài hơn. Ngoài ra, ở các nước cộng đồng ASEAN thì muốn hành nghề đều phải trải qua kỳ thi quốc gia mới được cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Giải đáp thắc mắc của Bộ Y tế về việc “xóa sổ” Trung cấp Y Dược

Vừa qua, liên Bộ Y tế – Nội vụ đã có các thông tư liên tịch hướng dẫn xếp hạng viên chức đối với các ngành điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên y và dược sĩ. Theo nội dung của các thông tư mới này thì từ 1/1/2021 các cơ sở xí nghiệp y tế công lập sẽ không tuyển mới trình độ trung cấp các ngành này và từ 1/1/2025 để được xếp hạng viên chức các ngành này, người lao động bắt buộc phải có trình độ cao đẳng trở lên.

Khách quan mà nói thì đây là chủ trương rất cần thiết trong bối cảnh chính bản thân chúng ta phải nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng những yêu cầu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời như trên đã nêu, chúng ta cũng phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế – theo lộ trình chúng ta đã bị chậm mất 9 năm.

Xuất phát từ thực tế trên, Bộ Y tế đã ý kiến với Bộ Giáo dục & Đào tạo và có khuyến nghị các cơ sở dừng đào tạo hệ trung cấp từ năm 2018 chính là thực hiện lộ trình đó.

PV: Xin ông cho biết, những người đã đào tạo hệ Trung cấp Dược và Trung cấp Y ra trường sẽ tìm việc làm thế nào, nếu chưa xin được việc bởi bằng đã không có giá trị?

Hiện nay vẫn chưa có thống kê báo cáo đầy đủ nhưng với quy mô đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp quá nhiều như những năm vừa qua khiến nhiều người được đào tạo nhưng không có việc làm đúng với văn bằng đào tạo. Những trường hợp này, nếu có nguyện vọng làm chuyên môn vẫn có thể sử dụng bằng trung cấp để đăng ký xét tuyển vào các cơ sở y tế đến trước 1/1/2021 còn sau năm 2021 tất cả sẽ làm theo quy định chung. Thực hiện một quy định mới tất nhiên sẽ không tránh được một số cá nhân sẽ thiệp thòi, tuy nhiên để thưc đẩy sự phát triển của đất nước việc làm này là cần thiết.

PV: Vậy còn những người có bằng Trung cấp đã đi làm trong các cơ sở công lập sẽ thế nào khi có quy định mới?

Đối với công viên chức có trình độ trung cấp đã công tác tại các cơ sở y tế sẽ được lập kế hoạch để cử đi đào tạo nâng cao trình độ. Những người trình độ trung cấp đang làm việc trong cơ sở y tế vẫn làm việc bình thường đến trước 1/1/2025, tuy nhiên họ phải dành thời gian học tập nâng cao trình độ.

Với số lượng và năng lực của các cơ sở đào tạo Y Dược hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu đào tạo nâng cao trình độ cho những người này. Đồng thời, Bộ Y tế đã có chỉ đạo để các cơ sở y tế có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cho những người này để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu theo quy định của các thông tư nói trên nhưng vẫn đảm bảo có người làm chuyên môn.

Những người có trình độ trung cấp sẽ được cử đi đào tạo nâng cao trình độ
Những người có trình độ trung cấp sẽ được cử đi đào tạo nâng cao trình độ

PV: Hiện tại các cơ sở y tế tuyến dưới đang thiếu nhân lực ngành Y Dược, trong đó đội ngũ nhân viên y tế như điều dưỡng, dược sĩ, nữ hộ sinh… có bằng trung cấp cũng quan trọng trong công tác khám chữa bệnh. Khi không tuyển dụng đối tượng này sẽ xảy ra tình trạng thừa người ra trường nhưng thiếu nhân viên tại cơ sở y tế?

Chúng tôi cho rằng sẽ cần có nhiều chính sách đồng bộ để giải quyết thực trạng này, và các chính sách đó phải thực hiện từng bước một theo quy trình chuẩn. Thứ nhất, phải có chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài hợp lý. Thứ hai, phải có quy định về trách nhiệm xã hội của cán bộ y tế thông qua chế độ luân phiên bắt buộc như nhiều nước trên thế giới đang làm. Thứ ba, về đào tạo là thực hiện chế độ đào tạo theo địa chỉ sử dụng và đào tạo cử tuyển hợp lý như chúng ta đang làm trên nguyên tắc phải đảm bảo chất lượng đào tạo. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu để giải quyết các kỹ thuật chuyên môn cơ bản, ban đầu, hiện nay vẫn có một số loại hình đào tạo như nhân viên y tế thôn bản, Dược sĩ bản thôn đang làm việc tại các vùng khó khăn. Các giải pháp trên, Bộ Y tế đang làm rất tích cực.

Đối với những người đã được đào tạo và có bằng trình độ trung cấp những chưa có việc làm, như trên đã nêu, với quy mô tuyển sinh quá nhiều trong những năm vừa qua, thì ngay khi chưa có các thông tư liên tịch nói trên cũng đã có nhiều người không có việc làm đúng lĩnh vực chuyên môn được đào tạo. Tuy nhiên, qua nghiên cứu của chúng tôi, nhiều nước trên thế giới vẫn sử dụng đối tượng đã qua chương trình đào tạo 2 năm và được làm việc tại các cơ sở chăm sóc y tế với chức danh là nhân viên chăm sóc hay trợ lý điều dưỡng chứ không phải là điều dưỡng và không được hành nghề tại các BV. Trong thời gian qua, nhiều người Việt Nam cũng đã đi xuất khẩu lao động theo loại hình này. Những người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp mà chưa có việc làm cần tìm hiểu thêm về loại hình này hoặc học liên thông Cao đẳng Dược, Cao đẳng Y để nâng cao trình độ, tìm kiếm cơ hội cho bản thân. Học phí liên thông cũng không phải quá cao, thí sinh có thể tìm đến các trường Cao đẳng Y Dược uy tín như Cao đẳng Dược Hà Nội – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để nhận được một số chính sách ưu đãi khi theo học.

PV: Phần lớn nhân viên y tế tuyến xã hiện nay thuộc hệ trung cấp, nhiều cán bộ y tế trung cấp ở độ tuổi 40-50 tuổi. Với họ, bài toán đặt ra lúc này là phải chạy theo chuẩn hóa hay về “hưu non”. Vậy Bộ Y tế có chính sách hỗ trợ cho những trường hợp này không?

Cao đẳng Dược Hà Nội - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
Cao đẳng Dược Hà Nội – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Chúng tôi cũng đã thống nhất nguyên tắc là nếu những công viên chức sẽ nghỉ chế độ trước ngày 1/1/2025 thì không nhất thiết phải học tập nâng cao trình độ, còn đối với những trường hợp còn lại đang làm việc tại tuyến xã, theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ thì tổ chức y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị y tế thuộc Trung tâm y tế tuyến huyện, bởi vậy, việc đào tạo nâng cao trình độ sẽ do Trung tâm y tế tuyến huyện điều phối để vừa đảm bảo nâng cao trình độ, vừa duy trì hoạt động chuyên môn trên địa bàn.

PV: Cám ơn ông! 

Nguồn: Truongcaodangduochanoi.vn