Có nên nhập khẩu giáo dục nước ngoài vào Việt Nam không?

3759
5/5 - (2 bình chọn)

Sau khi một số báo đưa thông tin về việc Việt Nam sẽ xem xét nhập khẩu chương trình giáo dục của những nước tiên tiến đã có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này.

Có nên nhập khẩu giáo dục nước ngoài vào Việt Nam không?

Có nên nhập khẩu giáo dục nước ngoài vào Việt Nam không?

Theo thông tin mới cập nhật của ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  nhiều báo chí đưa thông tin về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xem xét về khả năng nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, đại học của Phần Lan. Dù đây mới chỉ là ý tưởng, đang trong quá trình xem xét của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng nhiều chuyên gia giáo dục tỏ ra băn khoăn về tính khả thi của ý tưởng này, vì Việt Nam đã có nhiều bài học trong việc “nhập khẩu” chương trình giáo dục của các nước tiên tiến.

Nhập khẩu giáo dục giúp rút ngắn khoảng cách với các nước

Việc nhập sách giáo khoa, chương trình giáo dục ở các nước tiên tiến, đã có nghiên cứu trên cơ sở khoa học là việc tốt, giúp rút ngắn khoảng cách giáo dục của Việt Nam và các nước, kế thừa thành tựu của họ, mình cũng không phải mày mò đổi mới từng chút một. Tuy nhiên, sách giáo khoa của họ được xây dựng dựa trên nền kinh tế – xã hội đã phát triển, tâm sinh lý lứa tuổi của học trò khác nhiều so với điều kiện Việt Nam.

Cần có cơ chế Việt hóa, chọn lọc các yếu tố có lợi và phù hợp hoàn cảnh trong nước. Nên nhập khẩu các môn khoa học tự nhiên vì đó là thế mạnh của họ, nhưng cần cẩn trọng với các môn khoa học xã hội. Ngoài ra, việc thay đổi chương trình giáo dục phải đi liền với thay đổi năng lực nhận thức của giáo viên, phụ huynh, học sinh.

Phải thừa nhận rằng phụ huynh, học sinh, thậm chí giáo viên còn chạy theo thành tích, điểm số mà quên đi ý nghĩa thực chất của việc học là vui vẻ, tăng hiểu biết, kỹ năng và phẩm chất con người.

Nhập khẩu cẩn thận xung đột giữa cái cũ và cái mới

Nhập khẩu cẩn thận xung đột giữa cái cũ và cái mới

Dân trí Việt Nam cách biệt quá xa các nước Bắc Âu

Việc Bộ GD-ĐT đưa những mô hình giáo dục của nước ngoài về áp dụng tại Việt Nam không phải là mới, như mô hình trường học mới VNEN mới đây chẳng hạn.  Vậy, đâu là cơ sở để Bộ GD-ĐT nhập khẩu chương trình giáo dục phổ thông Bắc Âu?

Một giảng viên giảng dạy liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho ý kiến rằng: “Chương trình này liệu có phù hợp không khi trình độ dân trí của Việt Nam – một nước đang phát triển cách biệt quá xa so với các nước phát triển. Ở các nước ngoài, nền giáo dục rất phát triển, các mô hình dạy và học rất hay nhưng cực kỳ khó áp dụng ở Việt Nam vì cơ chế, quản lý giáo dục ở Việt Nam còn khập khễnh. Nền tảng cơ bản chưa ổn định, chúng tôi vẫn còn mệt mỏi với các chương trình thí điểm, giờ thêm một chương trình mới nữa sẽ làm giáo viên hoang mang, lo lắng”.

Cẩn thận xung đột giữa cái mới và cái cũ

Trước khi nghĩ tới việc nhập khẩu chương trình giáo dục của Phần Lan, hay thực hiện bất cứ cải cách nào khác ở quy mô cả nước, Bộ GD-ĐT cần phải tổ chức đánh giá thành công hay thất bại của chương trình VNEN một cách thực sự nghiêm túc, khách quan, công bằng.

Câu hỏi mà chúng ta cần trả lời không phải đơn giản chỉ là VNEN đã thành công hay thất bại mà là với những thành tựu VNEN đạt được? Đâu là nguyên nhân và với những thất bại của VNEN, đâu là khó khăn, trở ngại, thách thức, và liệu chúng ta có thể có cách làm nào khác để vượt qua những khó khăn đó?

Dù Phần Lan hay bất kỳ nước nào đi nữa thì những xung đột giữa mới và cũ cũng sẽ xảy ra, đòi hỏi chúng ta tìm cách giải quyết, chứ không thể xem nó như không có, hoặc vì vậy mà thôi không làm nữa.

Có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề nhập khẩu giáo dục

Có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề nhập khẩu giáo dục

Không có đội ngũ, nguồn nhân lực giỏi thì khó có thể thành công

Sẽ rất tốt nếu chúng ta làm được điều này, nhưng để có thể làm được thì vấn đề mấu chốt vẫn phải là con người. Chương trình hay mà chẳng có đội ngũ giỏi để thực thi thì cũng như không. Bài học về VNEN vẫn còn đó, nên biết thêm rằng ở Phần Lan, giáo viên muốn được tuyển dụng dạy tiểu học phải có trình độ thạc sĩ. Trong khi đó ở ta thì chỉ cần đạt 12,5 điểm cho 3 môn thi là đã đủ chuẩn vào Đại học sư phạm để ra làm thầy.

Giáo dục Phần Lan là đẳng cấp đã được thế giới công nhận trong mục tiêu phát triển tư duy học trò. Chương trình đã phù hợp với trình độ và hệ thống giáo viên Phần Lan, nhưng trong mối tương quan với trình độ giáo viên Việt Nam còn chênh quá lớn.

Để có được nền giáo dục chất lượng đứng đầu thế giới như bây giờ, người Phần Lan đã tập trung đầu tư rất nghiêm túc cho công tác đào tạo giáo viên trong suốt nhiều thập niên từ thế kỷ trước đến nay. Còn ta, sau hơn 70 năm ở miền Bắc và 40 năm ở miền Nam, chất lượng đội ngũ sư phạm chỉ thấy càng ngày càng xuống dốc và vẫn đứng ngoài lề những chuẩn mực chung của các nền giáo dục tiến bộ. Nhập khẩu giáo dục sẽ không dễ dàng như nhập khẩu thực phẩm hay xăng dầu!

Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn