Quy định mới về mở ngành đào tạo nhóm ngành sức khỏe

83
5/5 - (1 bình chọn)

Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy định về điều kiện, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh trình độ đại học. Đặc biệt trong đó nêu rõ các điều kiện với các trường khi mở các ngành đào tạo liên quan đến sức khỏe.

Quy định mới về mở ngành đào tạo nhóm ngành sức khỏe

Quy định mới về mở ngành đào tạo nhóm ngành sức khỏe

Theo thông tin mà Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật được thì ngoài các điều kiện chung khi mở các ngành đào tạo mới, Thông tư nêu rõ các tiêu chí riêng đối với các ngành đào tạo liên quan đến sức khỏe.

Điều kiện để mở các ngành Đào tạo mới nhóm ngành sức khỏe

Theo đó, đối với một số ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe: Giảng viên và người hướng dẫn thực hành các môn học, học phần liên quan đến khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo nhóm ngành sức khoẻ theo quy định.

Mỗi môn học thuộc kiến thức cơ sở ngành hoặc chuyên ngành của chương trình đào tạo phải có ít nhất 1 giảng viên cơ hữu có văn bằng, luận văn, luận án tốt nghiệp phù hợp với môn học chịu trách nhiệm giảng dạy. Trong đó, số Tiến sĩ (TS) tối thiểu phải có như sau:

  • Ngành Y đa khoa phải có tối thiểu 2 TS thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 6 TS thuộc lĩnh vực Y học lâm sàng và 1 TS thuộc lĩnh vực Y học dự phòng hoặc Y tế công cộng.
  • Ngành Y học Cổ truyền phải có tối thiểu 2 TS thuộc lĩnh vực khoa học Y sinh, 3 TS thuộc lĩnh vực Y học cổ truyền và 1 TS thuộc lĩnh vực Y học dự phòng hoặc Y tế công cộng.
  • Ngành Răng – Hàm – Mặt phải có tối thiểu 2 TS thuộc lĩnh vực khoa học Y sinh, 2 TS thuộc lĩnh vực Y học lâm sàng và 3 TS thuộc lĩnh vực Răng – Hàm – Mặt.
  • Ngành Y học dự phòng phải có tối thiểu 2 TS thuộc lĩnh vực khoa học Y sinh, 1 TS thuộc lĩnh vực Y học lâm sàng và 4 TS thuộc lĩnh vực Y học dự phòng hoặc Y tế công cộng.
  • Ngành Dược học phải có tối thiểu 2 TS ở các lĩnh vực thuộc về các môn học cơ sở ngành Dược và 3 TS ở các lĩnh vực thuộc về các môn học chuyên ngành Dược.

Giảng viên cơ hữu giảng dạy ít nhất 70% khối lượng chương trình đào tạo, khối lượng kiến thức còn lại do giảng viên thỉnh giảng (trong và ngoài nước) đã được ký kết hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo thực hiện. Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đều phải có chuyên môn phù hợp với nội dung các học phần được phân công giảng dạy.

Đối với cơ sở đào tạo ngoài công lập, phải có tối thiểu 40% giảng viên cơ hữu giảng dạy ngành đăng ký đào tạo trong độ tuổi lao động.

Điều kiện để mở các ngành Đào tạo mới nhóm ngành sức khỏe

Điều kiện để mở các ngành Đào tạo mới nhóm ngành sức khỏe

Điều kiện về cơ sở ngoài trụ sở đào tạo chính

Trường hợp triển khai đào tạo tại phân hiệu ngành đã được cho phép đào tạo ở trụ sở chính, nếu phân hiệu cách xa trụ sở chính hoặc không thuận lợi về phương tiện đi lại thì phân hiệu phải đảm bảo tối thiểu 40% số giảng viên cơ hữu quy định tại khoản này; số giảng viên cơ hữu còn lại là giảng viên cơ hữu tại trụ sở chính.

Điều kiện về cơ sở thực hành ngoài cơ sở đào tạo được thực hiện theo các quy định hiện hành thì nhóm ngành sức khỏe cần thêm:

  • Ngành Y đa khoa: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh – Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Dược lý, Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Sức khoẻ môi trường và Sức khỏe nghề nghiệp, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng phải có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: hệ nội, hệ ngoại, phụ – sản, nhi, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng.
  • Ngành Y học cổ truyền: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh – Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Dược lý, Thực vật dược, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: hệ nội, hệ ngoại, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng, châm cứu, xoa bóp – dưỡng sinh, dược liệu, phương tễ.
  • Ngành Răng – Hàm – Mặt: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh – Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Dược lý, Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: Chữa răng và nội nha, phục hình, chỉnh nha, nha chu, phẫu thuật trong miệng và phẫu thuật hàm mặt, Labo răng giả.

Điều kiện về cơ sở ngoài trụ sở đào tạo chính

Điều kiện về cơ sở ngoài trụ sở đào tạo chính

  • Ngành Y học dự phòng: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Mô phôi, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh – Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Dược lý, Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Sức khoẻ môi trường và Sức khỏe nghề nghiệp, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: hệ nội, hệ ngoại, phụ – sản, nhi, hồi sức cấp cứu, điều dưỡng.
  • Ngành Dược học: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Vật lý, Hóa đại cương vô cơ, Sinh học, Hóa phân tích, Giải phẫu – sinh lý, Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Hóa sinh, Vi sinh – Ký sinh trùng, Thực vật dược, Hóa hữu cơ, Dược lý, Dược liệu, Hóa dược, Dược học cổ truyền, Bào chế, Dược lâm sang, Công nghiệp dược, Kiểm nghiệm thuốc, Chiết suất vi sinh. Có ít nhất một nhà thuốc thực hành.
  • Ngành Điều dưỡng: ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về Sinh học và di truyền y học, Lý sinh, Hóa học, Giải phẫu, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh – Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh, Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Dược lý, Dinh dưỡng tiết chế, Sức khoẻ môi trường, Y học cổ truyền, Điều dưỡng cơ bản. Trung tâm tiền lâm sàng có tối thiểu các phòng thực hành cho khối kiến thức chuyên ngành về: chăm sóc sức khỏe bệnh Nội khoa; chăm sóc sức khỏe Ngoại khoa; chăm sóc sức khỏe phụ nữ – bà mẹ và gia đình; chăm sóc sức khỏe trẻ em; chăm sóc cho người cần được phục hồi chức năng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 23/10/2017 và thay thế các quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học tại Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn