Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 sắp tới gần, đây là thời điểm quan trọng để thí sinh học tập, trau dồi kiến thức, vậy có những dạng nghị luận văn học nào thường gặp?
- Lời giải chi tiết đề thi minh họa môn Toán của Bộ GD&ĐT năm 2018
- Gợi ý giải đề thi minh họa kỳ thi THPT Quốc gia 2018 môn Văn của Bộ GD&ĐT
- Đánh giá về đề thi minh họa kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 của Bộ GD&ĐT
Mách teen 2k những dạng nghị luận văn học thường gặp trong đề thi
Theo giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội Có nhiều dạng nghị luận văn học khác nhau nhưng khó hơn cả là dạng đề nghị luận so sánh hai tác phẩm và bình luận về một ý kiến, nhất định.
Dạng 1: So sánh hai tác phẩm văn học
– Mở bài: Trong phần mở bài cần phải giới thiệu được cả hai tác phẩm cần phải so sánh.
– Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, tác giả, nội dung khái quát và đặc sắc của hai tác phẩm văn học.
- Nêu điểm chung giữa hai tác phẩm: Đề tài, nội dung, đặc sắc nghệ thuật, phong cách sáng tác tác giả.
- Phân tích lần lượt hai tác phẩm như bình thường.
- So sánh, kết luận những điểm chung, điểm riêng giữa hai tác phẩm. So sánh, phân tích và lấy dẫn chứng từ tác phẩm.
– Kết bài: Tóm lược, tổng kết lại vấn đề. Đưa ra ý kiến, nhận định của cá nhân.
Có rất nhiều dạng nghị luận văn học
Dạng 2: Bàn luận về một ý kiến, nhận định
Để làm được một bài văn nghị luận văn học trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 dạng này về một ý kiến cần chú ý những vấn đề sau: Ý kiến, nhận định đề bài đưa ra đánh giá phương diện nào? Nội dung. nghệ thuật hay một chi tiết trong bài? Ý kiến, nhận định đưa ra là đúng hay sai? Tìm những chi tiết trong tác phẩm để làm rõ và nổi bật ý kiến, nhận định nếu ý kiến, nhận định đó đúng. Tìm những chi tiết trong tác phẩm để bác bỏ ý kiến, nhận định của đề bài nếu nó là ý kiến, nhận định sai (thường gặp là dạng ý kiến, nhận định của đề bài là đúng) Bám sát vào ý kiến, nhận định mà đề bài đưa ra để phân tích, bàn luận. Tránh chăm chú phân tràn lan nội dung của cả bài mà không liên hệ tới rồi ý kiến, nhận định của đề.
– Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu tổng quát nhận định.
– Thân bài:
- Giới thiệu: Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính khái quát của tác phẩm, tác giả. Từ đó nêu ra ý kiến, nhận định của đề bài.
- Giải thích: Giải thích chi tiết về nội dung của ý kiến, nhận định.
- Chứng minh – phân tích: không đi sâu phân tích những chi tiết không liên quan đến nhận định. Nên tập trung phân tích các chi tiết trong tác phẩm có liên quan đến ý kiến, nhận định. Kết thúc mỗi luận điểm nên nhắc lại ý kiến , nhận định.
- Bình luận: Làm nổi bật sự đánh giá, quan điểm của bản thân về ý kiến, nhận định của đề.
– Kết bài: Tóm lược, tổng kết lại vấn đề. Khẳng định sự đúng, sai của ý kiến, nhận định.
Dù là dạng nghị luận nào thì trong bài văn nghị luận luôn cần thể hiện rõ được quan điểm cá nhân của người viết. Điều này sẽ làm nên sự khác biệt giữa bài văn nghị luận của bạn với các bài nghị luận khác và nó sẽ giúp bạn đạt điểm cao hơn.