Nghiên cứu và kiểm nghiệm thuốc là công việc yêu cầu sự chính xác, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Bởi vậy, công việc này cần có kiến thức tốt về Dược phẩm.
- 5 kết hợp thuốc chết người mà Dược sĩ cần chú ý
- Giải đáp của Bộ Y tế về việc “khai tử” Trung cấp Y Dược
Nghiên cứu, kiểm nghiệm thuốc là gì?
Nghiên cứu và kiểm nghiệm thuốc là 2 công việc khác nhau trong quy trình phát triển một loại thuốc trước khi đưa ra thị trường, cụ thể như sau:
Nghiên cứu thuốc:
Nghiên cứu thuốc là công đoạn nghiên cứu và phát triển một sản phẩm thuốc nào đó để đưa ra thị trường với mục đích có lợi cho sức khỏe con người. Bởi vậy công việc này đỏi hỏi người thực hiện phải có kiến thức tốt và biệt thông minh, có thành tích tốt trong học tập để ứng dụng vào nghiên cứu. Một phần do công việc này có tính chất căng thẳng cao nên sinh viên ngành Dược sau khi tốt nghiệp ít người theo đuổi ngành này.
Ở Việt Nam, những người tham gia công việc nghiên cứu, phát triển thuốc được trọng vọng và ưu ái cao trong ngành Y học do họ những cống hiến của họ góp phần tạo ra những giá trị mới có ích cho xã hội.
Kiểm nghiệm thuốc:
Kiểm nghiệm thuốc là giai đoạn giữa của vòng đời một viên thuốc. Công việc Kiểm nghiệm thuốc này yêu cầu tính tỉ mỉ, chính xác cao, tập trung tuyệt đối trong công việc. Công đoạn này ngoài mục đích kiểm tra độ hiệu quả của thuốc còn có mục đích khác là tìm ra các tác dụng phụ, chỉ định và chống chỉ định khi sử dụng thuốc. Nếu là một người có chuyên môn tốt, bạn còn có thể tham gia vào quá trình đánh giá sản phẩm, đánh giá mức độ đạt chuẩn của thuốc trước khi công ty thuốc đưa ra thị trường.
Hợp hay không hợp tùy thuộc vào sở thích và mức độ cầu tiến, ham học hỏi của bản thân. Tuy nhiên, có thể hoàn toàn hợp với nghề này có lẽ phải là sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Dược trở lên bởi và được đào tạo tại các trường uy tín như Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thiên về thực hành tay nghề, đẩy mạnh số tiết thực hành và giảm thiểu đến mức có thể số tiết lý thuyết.
Sinh viên Cao đẳng Dược ra trường có thể chọn lựa làm những công việc gì?
Sinh viên Cao đẳng Dược ra trường không hẳn cứ phải đứng bán thuốc mà tùy vào sở thích mà có thể làm các công việc chuyên môn sau:
- Tại Bệnh viện:
Dược sĩ lâm sàng chịu trách nhiệm cung ứng đảm bảo chất lượng thuốc về cả số lượng và chất lượng, tham vấn với bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác, hướng dẫn dùng thuốc cho những đối tượng đặt biệt.
- Tại cơ sở sản xuất:
Đối với công nhân dược trình độ trung cấp – Họ làm việc tại các quy trình sản xuất ra các loại dược phẩm trong nhà máy, xí nghiệp dược phẩm. Đây là lao động kỹ thuật hoặc giản đơn trong dây chuyền sản xuất, cung ứng vật tư. Công nhân dược thường được tổ chức đào tạo tại xí nghiệp theo yêu cầu riêng của các đơn vị sản xuất.
- Tại Viện, trung tâm kiểm nghiệm:
Dược sĩ có vai trò kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc thuốc kém chất lượng. Nghiên cứu quy trình sản xuất, công thức, dạng bào chế, hoạt chất mới, theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, nuôi trồng, chiết xuất dược liệu…
- Tại các trường Cao đẳng đào tạo ngành Y Dược:
Dược sĩ công tác tại khoa dược của các trường Y dược với vai trò là giảng viên, kĩ thuật viên.
- Tại cơ sở kinh doanh:
Dược sĩ làm việc tại cơ sở bán lẻ ( Nhà thuốc), bán buôn ( công ty phân phối), hay công ty nhập khẩu…
Nguồn: Truongcaodangduochanoi.vn