Có một sự thật đáng buồn khi đi khám ở bất cứ đâu, tiền khám dịch vụ cũng chỉ vài trăm nghìn đồng mà tiền thuốc lại lên tới vài triệu đồng.
- Dược phẩm Việt Nam và cuộc cạnh tranh chưa cân sức
- Khả năng cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam với hàng ngoại nhập
- Ngành Dược Việt Nam tăng cường minh bạch trong đăng ký thuốc
Nguyên nhân cho việc này rất đơn giản, đó chính là hầu hết thuốc được kê chủ yếu là thuốc ngoại nhập đắt tiền. Ngành Dược Việt Nam cũng đang quyết tâm thực hiện mục tiêu “người Việt Nam dùng thuốc Việt Nam”, song mục tiêu này dường như vẫn chưa được đông đảo người dân làm theo.
Thuốc nội ít dần theo từng tuyến
Qua những lần khảo sát cho thấy, thuốc nội cứ giảm dần theo từng tuyến.
Ở tuyến huyện, tỷ lệ dùng thuốc trong nước chiếm 61%, sau khi đã triển khai mục tiêu “người Việt Nam dùng thuốc Việt Nam”, con số này tăng lên khoảng gần 70%. Đây là một con số đáng mừng. Ở tuyến tỉnh, trước khi đưa ra mục tiêu con số là 31%, sau khi đã thực hiện yêu cầu của Bộ Y tế con số này đã tăng lên 35%. Còn ở tuyến trung ương, con số này chỉ đạt 11%.
Điều này có thể thấy, càng lên tuyến cao hơn, tỷ lệ dùng thuốc nội lại càng thấp. Chính nguyên nhân này đã khiến thị trường thuốc nội mất dần ưu thế, thay vào đó là thuốc ngoại lên ngôi. Nguyên nhân vì sao tuyến trung ương lại chỉ có 11% là do những tuyến huyện, tuyến tỉnh chưa chữa được bệnh sẽ phải chuyển lên tuyến trên, chính vì vậy cần phải sử dụng nhiều loại biệt dược chỉ có ở nước ngoài.
Người dân “sùng” thuốc ngoại hơn thuốc nội
Vì sao thuốc ngoại lại được người dân sử dụng nhiều hơn, đó chính là do chất lượng của thuốc ngoại. Tuy nhiên về chất lượng thuốc tốt hay không cần phải dựa trên căn cứ của cơ sở khoa học. Những thuốc trong nước chứng minh tương đương sinh học sẽ có được chỗ đứng xứng đáng trong quá trình tổ chức đấu thầu thuốc.
Ngay cả bác sĩ lẫn người dân cũng chưa tin tưởng sử dụng thuốc nội và thói quen kê thuốc. Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng cần nâng cao sản phẩm, chất lượng thuốc bằng việc đưa ra những bằng chứng khoa học về thuốc đạt chất lượng ngang bằng thuốc ngoại.
Vai trò quan trọng khác đó chính là ở bác sĩ, trong việc kê đơn và tư vấn người bệnh sử dụng thuốc. Bác sĩ cần từ bỏ thói quen kê thuốc ngoại, thay vào đó đưa ra những loại thuốc nội cho người dân sử dụng. Đây chính là những người cuối cùng quyết định sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Do đó, bác sĩ là người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng lượng sử dụng thuốc nội trong nước tại các tuyến bệnh viện ở Trung ương.
Ngành Dược Việt Nam cần sự đột phá mạnh mẽ
Bên cạnh việc khuyến khích sử dụng thuốc nội, Bộ Y tế còn đưa ra những chính sách hấp dẫn ưu tiên cho sản phẩm Dược trong nước, đặc biệt là đối với thuốc Y học cổ truyền và thuốc dược liệu. Đây chính là thế mạnh của ngành Dược Việt Nam. Kết hợp tuyên truyền cho người dân hiểu về cách sử dụng những loại thuốc này, để người dân an tâm trong việc sử dụng thuốc nội.
Đến hết năm 2015, trên cả nước có 163 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới”. Thuốc sản xuất ở trong nước đã phần nào đảm bảo được 50% nhu cầu sử dụng của người dân. Đặc biệt ngành Dược Việt Nam đã sản xuất được 10/12 loại vắc-xin, đây là những điều đáng mừng cho ngành Dược trong nước. Cần có nhiều hơn nữa những chính sách ưu tiên cho những doanh nghiệp sản xuất Dược phẩm Việt Nam.
Ngoài ra theo chủ trương đào tạo của Bộ Y tế, các trường Đại học, trường Cao đẳng Dược Hà Nội đã và đang liên tục tuyển sinh các lớp chuyên ngành Dược, nhằm phục vụ nhu cầu tuyển chọn nhân lực có tài cho ngành Dược Việt Nam.
Những bạn trẻ có niềm đam mê với ngành Dược có thể tìm đến trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để đăng ký xét tuyển Cao đẳng Dược năm 2017 ngay từ hôm nay.
Chi tiết vui lòng liên hệ: Văn phòng tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Địa chỉ: Số 4, Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội (Cổng Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam).
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0466.55.65.75 – 0989.55.99.63.
Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn