Dược phẩm Việt Nam và cuộc cạnh tranh chưa cân sức

31
Rate this post

Ngành Dược phẩm tại Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển, song sự cạnh tranh giữa thuốc nội và thuốc ngoại nhập vẫn đang là một cuộc chiến không cân sức.

Thị trường dược phẩm Việt Nam rất giàu tiềm năng cho các công ty đầu tư nước ngoài do chính sách hội nhập WTO bắt đầu mở cửa rộng rãi cho các doanh nghiệp này. Chính vì lý do này dẫn đến sự bùng nổ thuốc ngoại nhập tại thị trường trong nước, những doanh nghiệp thuốc nội cũng vì thế lo lắng và cần tính toán kỹ càng hơn trước khi tung sản phẩm thuốc ra thị trường.

images374934_y1a
Cuộc cạnh tranh giữa thuốc nội và thuốc ngoại

Tâm lý sùng thuốc ngoại của người dân

Đa số mọi người đều cho rằng thuốc ngoại tốt hơn thuốc nội, chính vì lý do này khiến dược phẩm của ngành Dược Việt Nam yếu thế hơn so với những sản phẩm thuốc xuất xứ nước ngoài. Thuốc ngoại nhập chiếm khoảng 60 – 70 % thị phần tại Việt Nam và có xu hướng tăng mạnh. Tất cả các loại thuốc nhập khẩu đều được ưu tiên hơn những sản phẩm sản xuất trong nước. Theo Cục Quản lý Dược, thuốc đấu thầu tại các bệnh viện có tới 90% là những loại thuốc nhập khẩu đắt tiền.

Bộ Y tế đã phải sử dụng một số biện pháp giảm bớt lượng thuốc ngoại tràn vào Việt Nam, các khối bệnh viện cũng đã giảm thiểu bớt con số thuốc ngoại nhập. Tuy nhiên, các công ty dược nước ngoài có những khoản hoa hồng khiến những chính sách này của Bộ Y tế vẫn phải “xin hàng”. Lượng hoa hồng cao khiến nhiều doanh nghiệp phân phối trong nước không thể bỏ qua, thông thường từ 0.5 – 2%, có những trường hợp từ 3-5% nếu như bán được số thuốc nhiều và ký được hợp đồng lâu dài.

duoc-lam-sang5
Hướng đi nào cho sản phẩm thuốc nội tại Việt Nam

Thuốc nội chưa tìm được lối thoát

Hiện nay, có rất nhiều xí nghiệp dược phẩm trong nước được cấp chứng chỉ GMP theo đúng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, với kinh phí xây dựng lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, rất nhiều công nghệ cao cũng như kỹ thuật mới, được đưa vào áp dụng giúp làm ổn định tiến độ, cũng như các chế phẩm, sản phẩm ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng.

Tuy nhiên, việc sản xuất thuốc trong nước cũng gặp khá nhiều khó khăn. Kinh phí đầu tư cho đội ngũ nghiên cứu và phát triển thuốc còn rất hạn chế, trang thiết bị chất lượng cao chưa được đáp và còn nhiều thiếu thốn khiến đội ngũ cán bộ kỹ thuật không thể tiến hành nghiên cứu.

Việc sản xuất thuốc trong nước còn gặp khó khăn do điều kiện thời tiết, nhiệt độ không được ổn định, khiến tuổi thọ của thuốc bị rút ngắn. Những quy định hạn chế không được tăng giá thành sản phẩm, trong khi giá nguyên liệu trên thị trường lại liên tục biến động. Chính vì những lý do trên, khiến việc sản xuất thuốc trong nước chưa thật đáp ứng được nhu cầu sử dụng công nghệ cao trong việc điều chế thuốc. Do đó, hàng nội chất lượng cũng chưa thể bằng so với thuốc nhập khẩu.

Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến những công ty sản xuất dược phẩm trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong hoàn cảnh cạnh tranh hiện nay.

Các công ty dược vẫn quanh quẩn trong một bài toán vốn đầu tư, trang thiết bị, giá cả, những điều này đã tác động đến ngành Dược Việt Nam khá nhiều. Đặc biệt việc thiếu nhân lực giỏi để tham gia trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu và điều chế thuốc mới điều quan trọng nhất hiện nay.

Với thực trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực, tại một số Trường Cao đẳng Dược Hà Nội đã và đang tuyển sinh những lớp học về chuyên ngành Dược, đáp ứng được việc cung cấp những Dược sĩ giỏi nhằm cống hiến cho ngành Dược Việt Nam.

Để theo học chuyên ngành Dược, các thí sinh có thể đăng ký xét tuyển cao đẳng dược 2017 tại văn phòng tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Địa chỉ: Số 4, Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội (Cổng Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam).

Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0466.55.65.75 – 0989.55.99.63.

Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn