Những cây dược liệu có từ hàng ngàn năm nay đã được người dân áp dụng để trị khỏi một số bệnh. Trong đó trinh nữ hoàng cung là một cây thuốc quý được sử dụng rất nhiều, mang lại hiệu quả trị bệnh cao.
- Ngành Dược Việt Nam trở thành nước đi đầu về dược liệu
- Ngành Dược hiến kế xóa nghèo cho nông dân bằng việc trồng cây dược liệu
- Tràn lan dược phẩm giả bày bán trên thị trường
Ngày nay, y học đã tiến bộ, ngành Dược Việt Nam khuyến khích những nhà sản xuất thuốc trong nước, cùng đẩy mạnh công tác điều chế và sử dụng cây dược liệu làm dược phẩm. Trinh nữ hoàng cung là một loại cây quý hiếm thường sử dụng cho hoàng tộc ngày xưa, đến nay đã được nhân rộng và khai thác để sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Cây trinh nữ hoàng cung
Cây trinh nữ hoàng cung có tên khoa học là Crinum latifolium L., thuộc họ Amaryllidaceae, cây còn có tên gọi khác như Tây Nam Văn Thù Lan, Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng, Tỏi Thái Lan,… Đây là cây thuộc dạng thân cỏ mềm, lá mỏng gân song song lượn sóng màu xanh nhạt ở hai mép lá, mặt trên lá lõm còn mặt dưới thì có sống lá nổi rõ, cần quan sát kỹ để phân biệt với cây Náng hoặc cây huệ biển.
Tác dụng chữa bệnh của cây trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung là cây có vị cay, ít độc, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông lạc huyết. Cây thường được sử dụng để chữa những bệnh liên quan tới xương như đau đầu, đau xương khớp, phong thấp, gãy xương,…, ngoài ra còn có thể trị các bệnh u vú, u nang buồng trứng, u xơ tuyến tiền liệt…
Sở dĩ, cây trinh nữ hoàng cung có thể chữa nhiều bệnh là do trong cây có chứa nhiều hoạt chất tự nhiên như Crinafolidine, Paratorimin, có tác dụng ngăn chặn sự hình thành và phát triển các khối u. Ngoài ra loại cây này còn chứa 2 loại alkaloids và methanol giúp ức chế phân bào, ngăn chặn sự phát triển, di căn các tế bào u.
Ứng dụng cây trinh nữ hoàng cung để làm dược liệu chữa bệnh
Khi sử dụng cây trinh nữ hoàng cung nhất định phải nhặt sạch cỏ dại, những cây tạp, loại bỏ cây bị bệnh, gây ảnh hưởng tới chất lượng, cũng như giá trị của dược liệu. Sau khi thu hoạch dược liệu cần phải rửa sạch, phơi khô. Sau khi khô, dược liệu có mùi thơm nhẹ, không bị đen, mốc, ẩm và bảo quản trong môi trường có độ thủy phân từ 12 – 13 %. Cây trinh nữ hoàng cung có thể chế biến thành các loại chè nhúng, chè tan, viên nang thuốc.
Dựa theo chế độ chăm sóc mà cây có thể cho ra các năng suất khác nhau. Cây trồng 1 năm có thể cho năng suất trung bình 600 kg lá khô/1 năm/1 sào ( 6.000 kg/ha). Các năm sau năng suất tăng lên từ 2 – 3 lần so với lần đầu. Cây càng lâu năm (tức là tuổi 2 – 3 có thể cho năng suất 200 kg/1 năm/1 sào (20.000 kg/ha), chất lượng dược liệu đạt khá cao.
Trong y học hiện đại, cây trinh nữ hoàng cung có khả năng sinh sản tế bào lympho T trên vitro, ngoài ra lycorin có công dụng ức chế tổng hợp protein và AND giúp ức chế sự phát triển của u, ngăn chặn sự phát triển của virus bại liệt…
Hiện nay, Viện Dược liệu đã nghiên cứu thuốc Panacrin (gồm có: Trinh nữ hoàng cung, củ Tam thất và lá Đu đủ) giúp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư dạ dày, ung thư gan. Thuốc đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II.
Ngoài trinh nữ hoàng cung, còn có rất nhiều giống cây dược liệu khác đang được nghiên cứu và phát triển thành thuốc trong ngành Dược Việt Nam. Những bạn trẻ yêu thích chuyên ngành về dược liệu, có thể đăng ký học tại một số trường Cao đẳng Dược Hà Nội. Một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho bạn về mặt chất lượng, cũng như uy tín giảng dạy đó là trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội.
Ngay từ bây giờ, những thí sinh có nguyện vọng và muốn theo đuổi chuyên ngành Dược có thể đăng ký xét tuyển Cao đẳng Dược năm 2017 tại:
Văn phòng tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Địa chỉ: Số 4, Trần Phú, phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội (Cổng Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam).
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0466.55.65.75 – 0989.55.99.63.
Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn