Mặc dù phổ biến vào mùa thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường nhưng có thể khẳng định rằng để điều trị cảm cúm cần sử dụng thuốc đúng nếu không có thể gây nguy hiểm.
- Tại sao nên Liên thông Cao đẳng Dược thay vì học Đại học?
- Điều kiện học Liên thông Cao đẳng Dược có khó không?
- Cách thức nộp hồ sơ xét tuyển Liên thông Cao đẳng Dược
Dược sĩ khẳng định loại thuốc điều trị cảm cúm thông thường tốt nhất?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và dược sĩ thì bạn nên chọn loại thuốc phù hợp để điều trị bệnh cảm cúm thông thường. Sinh viên Cao đẳng Dược cũng đã được biết điều này. Ngành dược Việt Nam cũng rất quan tâm đến vấn đề này.
Nhận biết cảm cúm thông thường
Virut là nguyên nhân chính gây ra các trường hợp cảm cúm thông thường. Có hơn 200 loại virut nhưng Rhinovirus là thủ phạm phổ biến nhất và rất dễ lây. Khi virut xâm nhập cơ thể thông qua miệng hoặc mũi, chúng có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí khi một ai đó bị ho, hắt hơi hoặc nói. Nhưng virut cúm cũng có thể lây lan qua việc bắt tay với người bị cảm cúm hoặc dùng chung các dụng cụ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, đồ chơi hoặc điện thoại…
Hầu hết người lớn có thể mắc cảm cúm thông thường 2-4 lần một năm. Trẻ em, đặc biệt là trẻ mẫu giáo có thể mắc nhiều hơn từ 6-10 lần mỗi năm. Bệnh thường phục hồi trong vòng 1-2 tuần. Nếu các triệu chứng không cải thiện, người bệnh cần đi khám để được điều trị thích hợp.
Các triệu chứng của cảm cúm thông thường thường xuất hiện khoảng 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với một virut cảm cúm. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa hoặc đau họng, ho, sung huyết mắt, chảy nước mắt, cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ, hắt hơi, sốt và mệt mỏi…
Tuy nhiên, trong trường hợp người lớn nếu sốt trên 39oC, sốt cao kèm theo đau và mệt mỏi, sốt kèm theo ra mồ hôi, ớn lạnh và ho khi đờm có màu, sưng tuyến nước bọt, đau xoang nặng… Đối với trẻ em, sốt trên 39,50C, ớn lạnh hay ra mồ hôi, sốt kéo dài hơn 3 ngày, nôn hoặc đau bụng, khó thở, khóc dai dẳng, đau tai… (nhiễm trùng tai xảy ra khi vi khuẩn hoặc virut xâm nhập vào phía sau màng nhĩ)… cần tìm kiếm sự hỗ trợ của y tế ngay lập tức.Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp giảm tắc, ngạt mũi.
Nhận biết cảm cúm thông thường
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp giảm tắc, ngạt mũi.
Các thuốc trị cảm cúm
Để ứng phó với các triệu chứng của cảm cúm thông thường có thể dùng các thuốc sau:
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Đối với triệu chứng sốt, đau họng và nhức đầu nên dùng thuốc paracetamol (acetaminophen).Thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau trong các trường hợp đau nhẹ và vừa. Một điểm cần lưu ý khi dùng thuốc này là có thể gây tổn thương gan, đặc biệt là nếu dùng thuốc thường xuyên và/hoặc lớn hơn so với khuyến cáo (hoặc chỉ định của bác sĩ), hoặc dùng cùng với rượu (tăng nguy cơ ngộ độc cho gan) hoặc ở những người sẵn có vấn đề về gan.
Đối với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ liều dùng tính bằng mg/kg cân nặng. Vì vậy, trước khi dùng phải biết cân nặng của trẻ là bao nhiêu để tính toán liều lượng phù hợp. Lưu ý, không dùng nhiều thuốc khác nhau có cùng thành phần hoạt chất cùng một lúc để tránh quá liều.Không dùng aspirin để hạ sốt, giảm đau cho trẻ em, vì có thể gây hội chứng Reye ở trẻ. Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong cao.
Thuốc nhỏ, xịt thông mũi
Để ứng phó với tình trạng ngạt (tắc) mũi, nhóm thuốc co mạch hay được sử dụng như naphazolin, oxymetazolin… Thuốc có thể được sử dụng dưới dạng xịt hoặc nhỏ mũi, có tác dụng làm co các mao mạch, động mạch nhỏ, tĩnh mạch hang đẩy máu đi nơi khác làm cho hốc mũi rộng (mũi hết ngạt và dễ thở). Chỉ nên dùng các thuốc trên từ 3-5 ngày, nếu không đỡ cần ngừng thuốc và đi khám để được điều trị phù hợp hơn.
Không được dùng thuốc kéo dài, vì nếu lạm dụng sẽ gây viêm mũi do thuốc. Cuốn mũi sẽ phù nề và mức độ ngạt mũi của bệnh nhân sẽ tăng lên gây mất ngửi hoặc kém ngửi, mũi khô, đau đầu… Không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.Thuốc có nhiều nồng độ khác nhau nên cần chọn dùng đúng nồng độ cho từng đối tượng.
Ngoài ra, sử dụng nước muối sinh lý (0,9%) để nhỏ, rửa mũi hàng ngày cũng giúp giảm ngạt mũi.
Thuốc ho
Ho là một phản xạ có lợi cho sức khỏe nhằm tống các dị vật ở đường thở ra ngoài. Nhưng nếu ho ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh cần dùng thuốc để giảm ho. Nếu ho khan có thể dùng codein, dextromethophan hoặc các thuốc phối hợp atussin, decolsin, rhumenol… Ngoài các hoạt chất làm giảm ho như dextromethophan, các thuốc này còn có thêm thành phần kháng histamin, chất làm giảm ngạt mũi. Vì thế chỉ dùng các thuốc này khi ho có kèm theo hiện tượng ngạt mũi.
Thuốc ho
Nếu ho có đờm có thể dùng các thuốc như terpin benzoat, bromhexin… Các thuốc này có tác dụng làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn (được dùng khi có đờm đặc, quánh) và làm long đờm dễ dàng hơn, nên đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả thông qua phản xạ ho.
Ngoài ra, có thể súc họng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày hoặc uống nước chanh nóng với mật ong có thể giúp làm dịu đau họng và giảm ho.
Lưu ý: Không dùng thuốc kháng sinh để uống khi bị cảm cúm, vì kháng sinh không có tác dụng đối với virut. Việc dùng thuốc kháng sinh sẽ gây lãng phí tiền bạc, người bệnh lại có nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc sẽ gây hại cho cơ thể. Chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn, do thầy thuốc chỉ định dùng.
Nhiều người đang có ý định xét tuyển Cao đẳng Dược cũng đã nắm được thông tin này.
Nguồn theo Báo Sức khỏe và Đời sống