Dược sĩ bị phạt bao nhiêu tiền nếu bán thuốc không rõ xuất xứ nguồn gốc?

704
4/5 - (3 bình chọn)

Nhiều cơ sở bán thuốc tuy biết vi phạm nhưng vẫn cố tình bán các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, bán sai quy định. Vậy hành vi này sẽ bị phạt như thế nào?

Bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt thế nào?
Bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt thế nào?

Khi Dược sĩ cố tình bán thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc đem bán những loại thuốc thuốc đã hết hạn sử dụng nhà thuốc sẽ bị xử phạt như thế sau:

Phạt từ 10 – 15 triệu đồng với hành vi bán thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Theo Cục Quản lý dược (thuộc Bộ Y tế) cho biết, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, dược phẩm đã được Chính phủ quy định với hành vi bán buôn thuốc, dược phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc cố tình bán thuốc đã hết hạn sử dụng cho khách hàng sẽ bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng.

Ngoài ra, mức phạt trên cũng áp dụng đối với những hành vi: Buôn bán thuốc đã có thông báo thu hồi hoặc không tiến hành thu hồi thuốc theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; buôn bán những loại thuốc nằm trong danh mục cấm nhập khẩu, thuốc thử lâm sàng, thuốc chưa được phép lưu hành…

Phạt hành chính từ 5 – 10 triệu đồng nếu nhà thuốc vi phạm về niêm yết giá thuốc

Trong Nghị định cũng quy định rõ mức phạt cho các nhà thuốc nếu vi phạm về niêm yết giá thuốc. Cụ thể, nhà thuốc có thể bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với những hành vi sau: Dược sĩ bán thuốc không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ giá các mặt hàng thuốc, dược phẩm đang bày bán hoặc niêm yết giá không đúng quy định.

Phạt từ 10 – 20 triệu đồng khi Dược sĩ thay đổi bao bì hoặc nhãn thuốc

Việc thay đổi bao bì hoặc nhãn hiệu thuốc mà chưa được Bộ Y tế đồng ý bằng văn bản hay kinh doanh loại thuốc không còn nguyên vẹn bao bì hoặc nhãn thuốc như trong hồ sơ đã được phê duyệt từ trước thì sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

Xử phạt nặng về hành chính với các loại thuốc thay đổi nhãn mác, không rõ xuất xứ

Phạt từ 10 – 40 triệu đối với các hành vi bán thuốc gây nghiện

Tùy trường hợp mà sẽ phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với cơ sở bán thuốc bán lẻ hoặc phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với những cơ sở bán buôn có hành vi bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc cho những đối tượng sử dụng khôgn đúng mục đích hoặc những cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc theo quy định của Bộ Y tế.

Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng cho những hành vi quảng cáo sai phạm

Nếu thực hiện quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng khiến người dùng nhầm lẫn đó là thuốc sẽ bị phạt hành chính từ 30-40 triệu đồng. Cũng theo Nghị định, mức phạt tiền cao nhất trong xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế là 40 triệu đồng.

Các trường hợp bị phạt từ 15 – 40 triệu đồng đồng thời tước chứng chỉ hành nghề

Dược sĩ sẽ bị phạt tiền từ mức trên 15 triệu đồng đến gấp đôi giá trị toàn bộ số thuốc thu được theo giá bán của cơ sở kinh doanh nhưng không quá 40 triệu đồng đối với hành vi buôn bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc nhập lậu, thuốc không được phép lưu hành trên thị trường. Ngoài việc phạt hành chính, các hành vi vi phạm trên còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 6 – 12 tháng.

Bạn yêu thích và đam mê Ngành Dược, mong muốn trở thành Dược sĩ bạn có thể theo học Trường Cao đẳng Dược Hà Nội theo địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội: số 4 Đường Trần Phú, P.Mỗ Lao, Q.Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại: 0466.55.65.75 – 0989.55.99.63.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM: Số 37/3 Đường Ngô Tất Tố, Phường 21 Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08.6295.6295 – 09.6295.6295

Nguồn: Truongcaodangduochanoi.vn