Bảng xếp hạng các trường Đại học và những cái “thiếu”

28
5/5 - (2 bình chọn)

Vừa qua, nhóm 6 chuyên gia Việt Nam đến từ nhiều tổ chức trong và ngoài nước đã công bố bảng xếp hạng cơ sở giáo dục Việt Nam và cho kết quả khá bất ngờ.

Những tiêu chí để xếp hạng các trường Đại học

Theo thông tin mà Ban Truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật được, thì bảng xếp hạng 49 trường Đại học, Học viện của Việt Nam đang thu hút sự chú ý của dư luận, nhất là của các trường. Nhiều trường đại học “trẻ tuổi” lại có thứ hạng cao, trong khi các trường “danh giá” khác thì chỉ ở mức trung bình.

Bức tranh tổng thể chưa được phản ánh rõ nét

Nhóm chuyên gia thực hiện dự án xếp hạng đại học Việt Nam này gồm 6 thành viên: TS. Lưu Quang Hưng; TS. Nguyễn Ngọc Anh; TS. Giáp Văn Dương; TS. Ngô Đức Thế; ThS. Trần Thanh Thủy; ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền. Bên cạnh đó, có những nhà khoa học tham gia Ban cố vấn và góp ý để hoàn thiện báo cáo là GS. Trần Nam Bình, Đại học New South Wales, Australia; GS. Lê Văn Cường , Đại học Paris 1, Pháp.

Được biết, tiêu chí để nhóm nghiên cứu xếp hạng bao gồm: Nghiên cứu khoa học (40%), giáo dục và đào tạo (40%), cơ sở vật chất và quản trị (20%). Trong đó, mỗi thước đo được chia nhỏ thành nhiều tiêu chí cụ thể. Tuy nhiên, chính vì kết quả bất ngờ nên nó đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ các chuyên gia giáo dục. Họ hoài nghi về các dữ liệu, chỉ số và cho rằng bảng xếp hạng không đem lại tiếng nói độc lập, trung thực về bức tranh tổng thể của Đại học Việt Nam hiện nay. Một số chuyên gia nhận định rằng: “Xếp hạng chủ yếu căn cứ vào hệ thống chỉ số, không phản ánh hết chất lượng toàn diện của một đại học. Bảng xếp hạng vừa qua là kênh tham khảo, bên cạnh nhiều thông tin khác”. Thế nhưng, chúng ta cần lưu ý một điểm, việc các trường kinh tế thuộc hàng “top” không có thứ hạng cao cũng là chuyện bình thường vì khi áp dụng tiêu chí nghiên cứu khoa học thì mấy trường này có vẻ như chưa làm được gì nhiều.

Bức tranh tổng thể chưa được phản ánh rõ nét

Bức tranh tổng thể chưa được phản ánh rõ nét

 

Đây là cơ hội để các trường nhìn nhận lại mình

PGS.TS Lưu Văn An – Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng: “Tôi không có ý kiến đánh giá về đúng sai, hay cao thấp về thứ bậc trong bảng xếp hạng này vì còn phụ thuộc vào rất nhiều tiêu chí. Về lý lịch cho thấy, các thành viên trong nhóm xếp hạng lần này đều là những nhà quản lý trong ngành giáo dục có chuyên môn. Bảng xếp hạng này dù sao cũng chỉ mang tính tương đối để cho các trường nhìn vào đó để biết mình đang ở đâu, thiếu cái gì”.

Phải nói rằng, việc xếp hạng trường đại học chỉ mang tính tương đối, không thể đòi hỏi sự chính xác 100% được, vì thế không nên tranh cãi nhiều về kết quả xếp hạng này. Dẫu vậy, cần phải có những đánh giá như thế này thì các trường mới có động lực để nâng tầm lên và tiếp cận dần với chuẩn quốc tế. Khách quan mà nói, mỗi trường có một sứ mệnh của mình theo phân tầng đại học, chẳng hạn có trường theo định hướng nghiên cứu, có trường theo định hướng công nghệ…Nếu các trường cho là không đáng tin cậy thì có thể bỏ qua. Còn, những trường nào mà tiêu chí, định hướng trùng với bảng xếp hạng này thì nên xem xét, tham khảo.

Chính vì vậy, việc xếp hạng Đại học tuy không phản ánh hết bức tranh tổng thể của các trường trong hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam. Nhưng, không nhiều thì ít, sẽ khiến các trường phải tự nhìn nhận lại bản thân của mình?

Bảng xếp hạng tổng thể các trường Đại học

Bảng xếp hạng tổng thể các trường Đại học

Cái “thiếu” của bảng xếp hạng Đại học

Theo ý kiến của một giảng viên giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường sau một năm có việc làm và đúng chuyên ngành của mình, đây là một yếu tố rất quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục nhưng lại không được đưa vào Bảng xếp hạng vừa qua.

Dù nhóm xếp hạng Đại học không hề gặp trực tiếp các trường để trao đổi nhưng tất cả những tham số này, đa số trường đều công khai trên website và họ có thể lấy trên đó về phân tích, đối chiếu và đánh giá. Nhóm nghiên cứu họ đã dựa vào kinh nghiệm và tham khảo ở nước ngoài để làm.

Khảo sát tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm là khó nhất. Bởi khi ra trường, số liệu thu thập từ các em cũng chỉ mang tính tương đối. Nhiều em khi được hỏi cũng ngại nói về độ hài lòng của sinh viên ra trường về chất lượng chương trình đào tạo tại trường. Nếu bảng xếp hạng đưa thêm được tiêu chí này vào thì sẽ hoàn hảo hơn.

Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn