Tại nước ta yêu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao, phát triển sản xuất dược phẩm đang mở ra những triển vọng to lớn cho ngành Dược và dược sĩ trong khoảng 10 năm tới.
- Dược phẩm Việt Nam “mảnh đất sáng giá” trong xu thế phát triển thị trường
- Trở thành Dược sĩ tạo dựng thành công cho tương lai
- Năm 2020 Việt Nam đối diện “cơn khát” lớn nguồn nhân lực trong ngành Dược
Ngành Dược có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của xã hội
Ngành Dược tiềm năng lớn trong tương lai
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), công nghiệp Dược Việt Nam ở mức đang phát triển, cao thứ 2 trong 4 mức độ xếp hạng sự phát triển ngành dược: Việt Nam đã có công nghiệp Dược nội địa, có sản xuất thuốc generic, xuất khẩu một số sản phẩm dược. Tuy nhiên, đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đang phải nhập khẩu, do đó có thể nói rằng công nghiệp ngành Dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình thấp.
Có vai trò và vị thế không thể phủ nhận, tuy nhiên, theo số liệu từ Cục Quản lý Dược, tỉ lệ Dược sĩ của nước ta chỉ đạt khoảng 1.19/10.000 dân. Sự thiếu hụt này đặc biệt nghiêm trọng tại các bệnh viện địa phương, dẫn đến tình trạng tự ý dùng thuốc, dùng thuốc không đúng công dụng, dùng thuốc theo thói quen thường xuyên diễn ra. Nhằm khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi số lượng dược sĩ trong khoảng 10 năm tới, đạt 2.5/10.000 dân, đồng thời hơn 50% các bệnh viện phải có bộ phận dược lâm sàng chuyên biệt để kịp thời đảm bảo yêu cầu chăm sóc sức khỏe xã hội. Trước thông tin được ban hành từ Cục Quản lý Dược nhiều thí sinh yêu thích ngành Dược đã đăng ký xét tuyển Cao đẳng Dược năm 2018 để tìm kiếm cho mình một công việc ổn định trong tương lai.
Tại Việt Nam, hiện có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc nhưng đa phần tập trung ở dạng bào chế đơn giản, dạng generic, giá trị thấp và thiếu các loại thuốc đặc trị. Ngành Dược Việt Nam sử dụng khoảng 60,000 tấn các loại dược liệu, trong đó có khoảng 80-90% dược liệu sử dụng có nguồn gốc nhập khẩu, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu vào Việt Nam lớn nhất về dược liệu. Ước tính đến năm 2025 nước ta sẽ cần khoảng 18.000 dược sĩ làm việc trong các bệnh viện, trung tâm y tế, các công ty dược phẩm – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng… Trở thành dược sĩ cũng vì thế mà trở thành ước mơ của nhiều bạn trẻ.
Hiện nay khá nhiều bạn trẻ đăng ký học Cao đẳng Dược để mở rộng cơ hội việc làm
Ngành Dược đòi hỏi yêu cầu cao mặt kỹ năng
Xu hướng chung của ngành Dược hiện nay là ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới trong nghiên cứu sản xuất dược phẩm. Vì vậy, việc thí sinh cần được học trong các phòng thí nghiệm hiện đại với trang thiết bị tiên tiến là điều vô cùng cần thiết, điều đó sẽ giúp sinh viên nhanh chóng làm quen với công nghệ, phát triển kỹ năng chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp. Trước yêu cầu đó nhiều thí sinh đã đăng ký tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội vì đây là môi trường học tập duy nhất thuộc hệ Cao đẳng áp dụng giảng dạy theo mô hình bệnh viện kết hợp cùng trường học. Thay vì giảng dạy theo mô hình lý thuyết Cao đẳng Y Dược Hà Nội chuyên đi sâu vào những buổi thực hành giúp thí sinh hiểu được tính chất công việc người Dược sĩ cũng như nắm bắt được kiến thức chuyên môn một cách tốt nhất. Đó chính là lý do vì sao hàng năm nhiều thí sinh lựa chọn Cao đẳng Y Dược Hà Nội làm nơi gửi gắm ước mơ nghề nghiệp trong tương lai.
Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn