Từ những năm 2010 ngành Dược được dự đoán sẽ làm nên chuyện trong tương lai và đến năm 2018 bước đầu đã tạo dựng được những thành công nhất định.
- Bộ Y tế khuyến khích thí sinh học lên cao đáp ứng chuyên môn
- Trở thành Dược sĩ tạo dựng thành công cho tương lai
- Bộ Y tế ngừng tuyển dụng nhân viên, công chức dược trình độ trung cấp
Trước thách thức hội nhập ngành Dược nước ta sẽ sớm tạo lên những thành công mới
Thị trường dược phẩm nhiều tiềm năng
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nước ta đang đứng thứ 16 trong số 22 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển dựa theo tiêu chí tổng giá trị tiêu thụ thuốc hàng năm.
Thống kê của Business Monitor International trong báo cáo Chăm sóc sức khỏe, ngành Dược Việt Nam cho thấy, thị trường dược phẩm đạt doanh số 4,7 tỉ đô la Mỹ năm 2016, tăng trưởng 13% so với năm trước đó. BMI dự đoán quy mô thị trường sẽ tăng lên mức 7,2 tỷ đô la Mỹ năm 2020 và tiếp tục giữ mức tăng trưởng ít nhất 10% trong 5-10 năm tới. Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người của Việt Nam đang là 33 USD/người/năm. Dự báo tới năm 2021, con số này sẽ lên tới 55 USD/người/năm.
Mức tăng trưởng ngành dược phẩm Việt Nam đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Tốc độ tăng trưởng trên đạt được là nhờ dân số tăng trưởng nhanh cùng với thu nhập bình quân cải thiện, sự quan tâm chăm sóc sức khỏe tăng lên. Từ năm 2017, Việt Nam bắt đầu bước qua giai đoạn “hậu dân số vàng”. Đến năm 2050, dự đoán có tới 21% dân số Việt Nam trên 65 tuổi, số năm bệnh tật và số loại bệnh trung bình mắc phải của người già đang gia tăng nhanh chóng, nhu cầu dược phẩm trong các năm tới luôn tăng.
Cơ cấu thị trường thuốc chủ yếu là thuốc generic, chiếm 51% và biệt dược là 22%, theo số liệu mới nhất năm 2012. Ba kênh phân phối chủ yếu là bệnh viện, nhà thuốc và phòng mạch tư nhân. Trong đó, nhà thuốc đơn lẻ, theo bộ Y tế, phân phối 65 – 70% lượng thuốc.
Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong đó có 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược; 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược, doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, có trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược.
Chỉ tiêu bình quân thuốc đang ngày càng một tăng lên trước nhu cầu ảo vệ sức khỏe con người
Tiềm năng việc làm mang đến cho những người tốt nghiệp ngành Dược
Đứng trước nhu cầu phát triển mạnh mẽ của ngành Dược nước nhà nhiều thí sinh đã đăng ký thi Đại học hay xét tuyển Cao đẳng Dược năm 2018 với hi vọng sau khi ra trường có thể tìm được cộng việc phù hợp ở một ngành nghề tiềm năng như ngành Dược. Khi hiện nay chính phủ đang có kế hoạch đầu tư tới 1,5 tỷ USD cho ngành Dược trong 10 năm tới đây, nhằm giảm sự phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu. Chính phủ cũng cam kết tăng tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước từ 50% cuối năm 2015 lên 80% năm 2020. Chi phí thấp cũng là lợi thế để thu hút các tập đoàn dược phẩm lớn dịch chuyển hoạt động sản xuất của họ sang Việt Nam. Đặc biệt, lĩnh vực y học cổ truyền đang là lĩnh vực phát triển mạnh của nền kinh tế đang phát triển.
Thị trường bán lẻ dược phẩm sôi nổi với sự tham gia của nhiều công ty phân phối lớn. Dù thị trường rất tiềm năng nhưng lại ít chuỗi bán lẻ tên tuổi là lý do nhiều công ty phân phối muốn gia nhập. Thế giới Di động, FPT Retail, Nguyễn Kim Group, Công ty cổ phần Thế giới số (Digiworld) đều đang thực hiện các dự án đầu tư chuỗi nhà thuốc và sớm tiến vào thị trường này vì thế đăng ký tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội luôn là một lựa chọn nghề nghiệp sáng suốt trong khi nhiều ngành trong xã hội đang dần có sự bão hòa mạnh như hiện nay.
Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn