Những điều cần để trở thành một Điều dưỡng viên giỏi

41
5/5 - (1 bình chọn)

Điều dưỡng là một nghề cao quý được xã hội tôn trọng và có chế độ cao. Vậy những người làm nghề Điều dưỡng cần những gì để trở giỏi hơn?

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2020

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2020

Vai trò của ngành Điều dưỡng trong cuộc sống hiện đại

Là một bộ phận thuộc ngành sức khỏe nên ngành Điều Dưỡng luôn được xã hội dành sự quan tâm đặc biệt. Người hành nghề được gọi bằng cái tên trìu mến là Nữ Điều dưỡng viên. Công việc của họ tại các cơ sở Y tế như tiếp đón bệnh nhân nhập viện, đưa ra chuẩn đoán ban đầu bệnh tình và phụ giúp bác sĩ trong quá trình điều trị.

Cơ hội việc làm của ngành Điều dưỡng cũng rộng mở hơn nhiều so với những năm trước đây do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cũng tăng cao. Dẫn đến việc thiếu hụt trầm trọng nhân viên ngành nên ngay từ hôm nay bạn có thể theo học Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là có thể nắm bắt được cơ hội này. Với một tấm bằng chính quy bạn có thể xin vào bất cứ cơ sở Y tế trong và ngoài nước nào. Hãy cùng nghe tâm sự của một Nữ Điều dưỡng trải lòng để hiểu hơn về ngành Điều dưỡng nhé!

Nghề lau mồ hôi, nở nụ cười

Theo trang tin tức Y dược, Điều dưỡng viên giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, là người phụ trách công tác kiểm tra tình trạng bệnh nhân, theo toa thuốc và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân.

Đây là một nghề thực sự vất vả không chỉ là áp lực về công việc mà còn ít thời gian dành cho gia đình. Chăm sóc bệnh nhân cũng giống làm dâu trăm họ, thế nhưng, đã chọn con đường này đòi hỏi phải yêu nghề. Phải coi bệnh nhân như người nhà của mình, luôn chia sẻ, luôn động viên, và quan trọng nhất là phải vui vẻ, nụ cười luôn nở trên môi. Dù có mệt mỏi như thế nào nhưng nhìn những người bệnh mà mình chăm sóc thì tình thương của một nữ Điều dưỡng không thể không làm họ nở một nụ cười. Người ta nói rằng “ Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ ” quả không sai.

Nghề đòi hỏi sự tận tâm và yêu nghề

Nếu làm nghề Điều dưỡng mà không yêu nghề, có lương tâm nghề nghiệp, còn phải biết nhẫn nại, lắng nghe và thấu hiểu bệnh nhân thì không thể làm được. Bởi vì trong ca trực bệnh nhân có thể tới bất cứ lúc nào, kể cả lúc ăn cơm..người làm nghề Điều dưỡng vẫn phải đi tiếp đón. Những ca trực đêm của Nữ Điều dưỡng có thể phải thức trắng đêm theo dõi tình hình người bệnh. Vất vả là thế, nhưng hạnh phúc nhất là khi cùng ê-kíp giành giật lại sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần, vui lắm rồi như thế càng yêu nghề hơn, càng gắn bó hơn. Mặc dù vất vả với cường độ làm việc dày đặc nhưng đội ngũ điều dưỡng tại bệnh viện vẫn luôn tận tụy, miệt mài trong việc điều trị và chăm sóc người bệnh.

Hầu hết mọi người tại bệnh viện luôn tâm niệm, thái độ ứng xử hết sức cần thiết đối với mỗi người thầy thuốc đặc biệt là những người điều dưỡng, phải luôn lắng nghe và thấu hiểu nỗi đau của người bệnh, cảm thông và chia sẻ với những mất mát, lo lắng của người nhà bệnh nhân. Trong ứng xử với người bệnh, luôn ân cần, cởi mở, hoà nhã với bệnh nhân. Đặc biệt là những lúc rãnh rỗi, các điều dưỡng luôn dành thời gian thăm hỏi, động viên người bệnh, nhằm tạo mối quan hệ thân thiện để hiểu thêm về tâm tư, nguyện vọng và sẵn sàng giải thích những băn khoăn, thắc mắc giúp cho người bệnh yên tâm, tin tưởng khi điều trị bệnh tại đây.

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2020

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2020

Cái nghề còn lắm nhọc nhằn, thấu nhiều đắng cay

Nhọc nhằn, vất vả cũng là câu chuyện của những Điều dưỡng viên. Nhiều điều dưỡng viên cho biết, họ chạy như con thoi cả ngày lẫn đêm. Có khi ở khoa phẫu thuật, ngoài thay băng, truyền dịch, cho thuốc, chuẩn bị đưa đi mổ, điều dưỡng viên có khi túc trực trong phòng mổ 3-5 tiếng để theo bác sĩ hết ca mổ. Có những ca mổ phức tạp kéo dài nên việc nhịn đói cũng là chuyện bình thường. Ngoài những nhọc nhằn vất vả về công việc, thì điều dưỡng viên cũng phải chịu nhiều áp lực. Bởi cuộc sống bình thường đã mỗi người một tính,  làm nghề chăm sóc bệnh nhân cũng giống làm dâu trăm họ, chăm người bệnh còn vất vả hơn người bình thường và nhiều khi do đau đớn, họ lại càng khó tính hơn.

Nếu bạn đang muốn học Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trong năm 2020 vui lòng liên hệ ngay tới Phòng đào tạo của nhà trường:

Địa chỉ: 212 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0996.212.212 – 0886.212.212

Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn