Ngành Dược Việt Nam đang phấn đấu chiến lược đạt 80% thuốc nội tại thị trường trong nước vào năm 2020.
- Dược phẩm Việt Nam và cuộc cạnh tranh chưa cân sức
- Khả năng cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam với hàng ngoại nhập
- Ngành Dược Việt Nam tăng cường minh bạch trong đăng ký thuốc
Vẫn cần phát triển mạnh hơn nữa
Theo thống kê của ngành Dược Việt Nam, nước ta có tới 12.000 loại thực vật, trong đó có rất nhiều loài thực vật có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất và chế biến thuốc. Có nhiều loại dược liệu rất quý có thể chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt có giá trị kinh tế vô cùng cao.
Thế nhưng, hiện nay ngành Dược nước ta chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân, số còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trên thực tế, con số thuốc ngoại chiếm 60 – 70% thị phần thuốc trên cả nước. Nhiều nguyên liệu chế biến thuốc cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt có tới 85% dược liệu được nhập khẩu đa phần từ Trung Quốc.
Mặc dù nước ta có hơn 400 loài thực vật có thể làm thuốc, song việc đầu tư Dược liệu trong nước chưa được phát triển, những dược liệu quý hiếm bị khai thác và sử dụng quá bừa bãi, công việc thu mua dược liệu phần lớn phải thông qua trung gian, và những đơn đặt hàng thuốc này đều là của các công ty dược.
Để thuốc nội đạt mục tiêu chiếm 80% thị phần trong nước, cần phải đẩy mạnh công tác phát triển cũng như sản xuất thuốc với chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn, giá cả cạnh tranh với thuốc ngoại mà hiệu quả sử dụng thuốc không được thua kém, cần phải đưa ngành Dược Việt Nam ngày một phát triển hơn.
Hội nhập TPP tác động tới ngành Dược Việt Nam
Việc gia nhập TPP đã tác động không ít tới các doanh nghiệp ở trong nước. Mở cửa thị trường ra thế giới, đồng nghĩa với việc các hãng dược phẩm nước ngoài cũng sẽ đầu tư vào thị trường trong nước. Cho tới thời điểm hiện tại, nhiều hãng dược phẩm lớn đang đầu tư vào Việt Nam, nhằm đón đầu các cơ hội lớn từ TPP. Chính những điều này sẽ khiến ngành Dược Việt Nam phải đương đầu với những thách thức cũng như các cơ hội lớn.
Vậy phải làm gì để Việt Nam không mất đi vị thế cạnh tranh này? Cần phải có những sự đầu tư về mặt nhân lực lẫn cơ sở hạ tầng sản xuất, Sửa Mí Mắt Hỏng, nhằm nâng cao chất lượng của dược phẩm. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cần phải đưa ra những chính sách phù hợp, ưu tiên cho những doanh nghiệp trong nước, để họ có cơ hội và điều kiện sản xuất. Đặc biệt, các trường Đại học, trường Cao đẳng Dược Hà Nội cũng cần đẩy mạnh công tác tuyển sinh nhân tài cho ngành Dược.
Cơ hội tốt cho sinh viên ngành Dược
Việc hội nhập TPP đã khiến ngành Dược trên thế giới và trong nước phát triển, từ đó nguồn nhân lực trong ngành Dược nói chung và ngành Y tế nói riêng, có những cơ hội việc làm hấp dẫn. Chính điều này đã tác động không hề nhỏ tới việc chọn ngành nghề, của các bạn trẻ trong thời buổi hiện nay.
Là một trong những địa chỉ đào tạo Dược sĩ uy tín, trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, đang thực hiện chủ trương đào tạo gắn liền với thực hành, từng bước đổi mới trong công tác giảng dạy phù hợp với thời kỳ hội nhập. Khi đăng ký xét tuyển cao đẳng dược năm 2017 tại đây, sinh viên sẽ có điều kiện học tập trong một môi trường chuyên nghiệp, được đào tạo các kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp để sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu của những nhà tuyển dụng trong và ngoài nước.
Nếu bạn đam mê ngành Dược hãy nộp hồ sơ để xét tuyển Cao đẳng Dược về địa chỉ: Văn phòng tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Địa chỉ: Số 4, Trần Phú, phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội (Cổng Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam).
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0466.55.65.75 – 0989.55.99.63.
Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn