Theo thống kê của Bộ LĐ TB&XH, hiện có tới 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, trong đó, có những ngành nghề mới chỉ 4 – 5 năm năm trước còn thuộc “top” ngành nghề “hot” với đầu vào cao ngất ngưỡng.
Ngành Sư phạm đang bội thực
Ngành Sư phạm đang được Bộ GD&ĐT báo động đỏ về tình trạng dư thừa nhân lực. Theo thống kê mới nhất thì trên cả nước hiện có hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa và còn khoảng 10.000 sinh viên sư phạm chuẩn bị ra trường có nguy cơ thất nghiệp.
Ở một nghiên cứu khác của PGS.TS Bùi Văn Quân – Hiệu trưởng trường ĐH Thủ đô cũng đưa ra số liệu: đến năm 2018, số cử nhân sư phạm ra trường mỗi năm lên tới 60.930 người.
Ước tính trung bình từ năm 2013 đến nay, sau khi giảm mạnh chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm thì mỗi năm nước ta vẫn có thêm khoảng 4.000 sinh viên ra trường không tìm được việc làm. 70.000 cử nhân Sư phạm thất nghiệp năm 2020 được phân bổ ở tất cả các bậc học, trong đó, bậc tiểu học thừa khoảng 41.000 người, THCS thừa 12.200 người và ở cấp THPT là khoảng 16.900 người.
Kế toán – kiểm toán thừa thãi nhân lực
Nếu như các đây vài năm, ngành kế toán – kiểm toán thu hút được rất nhiều người học bởi mức lương cao sau khi ra trường và chuẩn trúng tuyển của các ngành này luôn đứng “top” 2, 3 so với các ngành khác thì hiện nay, đây là một trong những nhóm ngành đang dư thừa lao động và cảnh báo vẫn còn dư thừa trong nhiều năm tới.
Theo như khảo sát tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội 6 tháng đầu năm 2016, kế toán – tài chính là ngành xếp “top 1” trong số các ngành được nhiều người tìm việc nhất. Bản tin thị trường lao động quý 2/2016 vừa được Bộ LĐ TB&XH công bố cũng chỉ ra, nhóm nghề kế toán – kiểm toán có số lượt người tìm việc nhiều nhất (chiếm 16,9%); tiếp đó là quản trị kinh doanh (10,4%) và nhân sự (10%). Ước tính, 1 công việc mỗi ứng viên phải vượt qua 90 người khác để giành vị trí – tức là tỷ lệ chọi 1/90.
Cử nhân Tài chính – Ngân hàng vẫn ế ẩm
Cũng theo bản tin thị trường lao động quý II/2016 được công bố bởi Viện Khoa học LĐ&XH, ngành Tài chính – Ngân hàng mặc dù có tăng nhưng số lượng tân cử nhân ngành này không có việc làm đúng chuyên ngành cũng tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, ngành Tài chính – Ngân hàng vẫn được tuyển sinh ở nhiều trường với số chỉ tiêu lớn, vượt trội so với các ngành đào tạo còn lại.
Dự báo trong thời gian tới, sinh viên nhóm ngành này ra trường tìm việc vẫn chưa dễ dàng. Cũng theo thống kê của Viện Khoa học LĐ&XH vào năm 2015 cho biết đối với ngành tài chính ngân hàng, có đến 12.000 tân cử nhân thất nghiệp trong tổng số khoảng 29.000 cử nhân mới tốt nghiệp của ngành này. Bởi vậy nếu xác định theo ngành Tài chính – Ngân hàng, bạn cần xác định được khả năng việc làm của mình.
Học Ngành gì để ra trường có việc làm ổn định?
Ngành Dược là ngành rất ổn định với thu nhập tốt nhưng nguồn nhân lực lại đang thiếu hụt rất nhiều. Giờ đây, cơn khát nhân lực càng trở nên trầm trọng khi các công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài dần xác định chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm lâu dài tại Việt Nam. Các hãng thuốc nước ngoài đang thâm nhập thị trường nước ta kèm theo nhu cầu tuyển dụng, tạo ra cơ hội lựa chọn phong phú cho những người học ngành Dược.
Đặc biệt, Ngành Dược không chỉ phù hợp với nam giới mà nữ giới cũng có thể làm tốt do tính chất công việc nhẹ nhàng, chỉ dành nhiều thời gian cho phòng thí nghiệm, quầy thuốc, ít phải đi lại. Không những ở Việt Nam mà trong danh sách 10 công việc kiếm nhiều tiền nhất dành cho phái đẹp tại Mỹ do Forbes bình chọn thì Dược sĩ đứng vị trí đầu tiên.
Bởi vậy, các thí sinh muốn có công việc ổn định ngay khi ra trường với mức thu nhập tốt có thể lựa chọn học Cao đẳng Dược tại trường uy tín như Cao đẳng Y Dược Pasteur. Hình thức tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2017 cũng tương đối dễ dàng : “xét tuyển hồ sơ THPT; có bằng tốt nghiệp gần như trúng tuyển 100%”.
Thí sinh có nguyện vọng học Dược sĩ tại Cao đẳng Y Dược Pasteur hoàn thiện hồ sơ và gửi về địa chỉ:
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Phòng 106 nhà B – 131 Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0439.131.131 – 09.8258.8258
Nguồn: Truongcaodangduochanoi.vn