Thuốc giảm đau hạ sốt Diclofenac sử dụng có tốt hay không?

1736
4.5/5 - (2 bình chọn)

Diclofenac được chỉ định dùng để chống viêm không steroid (NSAID), giảm đau hạ sốt mạnh đồng thời có tác dụng điều trị dài ngày viêm khớp mạn, thoái hóa khớp.

Thuốc giảm đau hạ sốt Diclofenac sử dụng có tốt hay không?

Thuốc giảm đau hạ sốt Diclofenac sử dụng có tốt hay không?

Tìm hiểu thông tin về thuốc Diclofenac

  • Tên gốc: diclofenac
  • Tên biệt dược: Cambia, Cataflam, Voltaren-XR, Zipsor, Zorvolex, Voltaren, Dyloject.
  • Tên hoạt chất: Diclofenac
  • Dạng và hàm lượng diclofenac: viên nén dạng phóng thích kéo dài 100mg, thuốc đạn 50 mg, diclofenac 100mg.

Tác dụng của thuốc giảm đau hạ sốt diclofenac

Diclofenac thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid được dùng để giảm đau, sưng (viêm), và cứng khớp do viêm khớp. Bên cạnh đó, diclofenac còn có tác dụng điều trị đau răng, đau nhức cơ bắp hoặc hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật, sau sinh.

Dược sĩ tư vấn liều lượng và cách dùng diclofenac

  • Cách dùng

Chuyên trang tin tức Y Dược tư vấn, nên uống thuốc diclofenac cùng với một lý nước ấm (tuyệt đối không được nằm xuống ít nhất là 10p sau khi uống thuốc). Nếu các bạn đang đau dạ dày, tốt nhất nên dùng diclofenac cùng với thức ăn hoặc các thực phẩm khác như sữa (lưu ý sẽ làm giảm tác dụng cũng như sự hấp thu của thuốc).

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần tuân thủ khi uống thuốc diclofenac: không nghiền, nhai, hoặc làm vỡ các viên thuốc vì có thể làm tăng tác dụng phụ. Hãy dùng nguyên cả viên thuốc.

  • Liều dùng

Người lớn mắc bệnh xương khớp: sử dụng liều lượng ban đầu 50 mg, uống 2-3 lần một ngày hoặc 75 mg, uống hai lần một ngày. Đối với dạng diclofenac phóng thích kéo dài nên dùng 100 mg uống mỗi ngày một lần.

Người lớn mắc bệnh viêm cột sống dính khớp: sử dụng Natri diclofenac với liều lượng 25 mg uống 4 lần một ngày. Có thể dùng thêm 25 mg trước khi đi ngủ nếu cần thiết.

Người lớn bị đau bụng kinh: dạng Kali diclofenac sử dụng với liều lượng 50 mg uống 3 lần một ngày. Dạng Kali diclofenac viên nang mềm sử dụng 25 mg uống 4 lần một ngày. Dạng Zorvolex (R): 18 hoặc 35 mg uống 3 lần một ngày.

Người lớn để giảm đau: Kali diclofenac: 50 mg uống 3 lần một ngày. Kali diclofenac viên nang mềm (Zipsor [R]): 25 mg uống 4 lần một ngày. Zorvolex (R): 18 hoặc 35 mg uống 3 lần một ngày.

Người lớn mắc bệnh viêm khớp dạng thấp: liều lượng được khuyến cáo sử dụng là 50 mg, uống 3-4 lần một ngày hoặc 75 mg, uống hai lần một ngày. Riêng đối với dạng Diclofenac phóng thích kéo dài: 100 mg uống mỗi ngày một lần.

Người lớn mắc bệnh đau nửa đầu: Kali diclofenac dạng túi dung dịch uống: trộn một túi (50 mg) với 30 mg đến 60 mg (30 – 60 mL) nước trong ly và uống ngay.

Liều dùng thông thường diclofenac cho trẻ em: 2-3mg/kg/ngày uống chia làm 2-4 lần mỗi ngày, liều dùng diclofenac tối đa có thể lên tới 200mg mỗi ngày.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc diclofenac

Trong quá trình sử dụng thuốc diclofenac các bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ được Dược sĩ Mai Hồng Anh – giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược liệt kê dưới đây:

  • Đau ngực, suy nhược, khó thở, nói lắp, các vấn đề với thị lực hoặc cân bằng;
  • Phân màu đen hắc ín hoặc có máu;
  • Ho ra máu, sưng phù hoặc tăng cân nhanh chóng, đi tiểu ít hơn bình;
  • Buồn nôn, đau ở vùng bụng phía trên…
  • Bầm tím, ngứa dữ dội, tê, đau, yếu cơ;
  • Khó chịu dạ dày, ợ nóng hoặc đau bụng, tiêu chảy, táo bón đầy hơi, ợ chua;
  • Chóng mặt, đau đầu, căng thẳng, ngứa da, phát ban, ợ hơi…

Thận trọng/Cảnh báo khi sử dụng diclofenac

Thuốc giảm đau hạ sốt Diclofenac sử dụng có tốt hay không?

Thận trọng/Cảnh báo khi sử dụng diclofenac

  • Dị ứng với các thành phần trong diclofenac
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác như: ibuprofen và naproxen hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Khai báo với các bác sĩ về những loại thuốc bạn đang dùng kể cả thuốc kê đơn và không kê đơn.
  • Suy tim, bệnh gan, thân hoặc đã từng bị sưng niêm mạc mũi; rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.
  • Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy cho họ biết việc bạn đang dùng diclofenac;
  • Nếu bạn mắc bệnh phenylketone niệu.

Tương tác thuốc diclofenac

Theo Dược sĩ Phạm Thị Lan – giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay nếu dùng chung thuốc diclofenac với các loại thuốc sau có thể làm mất tác dụng hoặc sinh ra các phản ứng phụ.

Các thuốc đó bao gồm:

  • Abciximab;
  • Anagrelide;
  • Apixaban;
  • Ardeparin;
  • Argatroban;
  • Beta Glucan;
  • Bivalirudin;
  • Ceritinib;
  • Certoparin;
  • Cilostazol;
  • Citalopram;
  • Clopidogrel;
  • Clovoxamine;
  • Cyclosporine;
  • Dabigatran etexilate;
  • Dabrafenib;
  • Dalteparin;
  • Danaparoid;
  • Deferiprone;
  • Desirudin;
  • Dipyridamole;
  • Duloxetine;
  • Enoxaparin;
  • Eptifibatide;
  • Erlotinib;
  • Escitalopram;
  • Femoxetine;
  • Feverfew;
  • Flesinoxan;
  • Fluoxetine;
  • Fluvoxamine;
  • Fondaparinux;
  • Ginkgo;
  • Gossypol;
  • Heparin;
  • Lepirudin;
  • Levomilnacipran;
  • Meadowsweet;
  • Methotrexate;
  • Milnacipran;
  • Nadroparin;
  • Nefazodone;
  • Nitisinone;
  • Parnaparin;
  • Paroxetine;
  • Pemetrexed ;
  • Pentosan polysulfate natri;
  • Pentoxifylline;
  • Pralatrexate;
  • Prasugrel;
  • Protein C;
  • Reviparin;
  • Rivaroxaban;
  • Sertraline;
  • Sibutramine;
  • Tacrolimus;
  • Ticlopidine;
  • Tinzaparin;
  • Tirofiban;
  • Venlafaxine;
  • Vilazodone;
  • Vortioxetine;
  • Zimeldine.

Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn