Mất cân đối nguồn nhân lực ngành Dược

159
5/5 - (3 bình chọn)

Chưa bao giờ ngành Dược nước ta phải đối mặt với cơn khát nhân lực lớn như hiện nay khi mà chỉ đạt được 70% theo yêu cầu của ngành Dược phẩm.

Tính đến năm 2020 nhân lực ngành Dược nước ta thiếu một cách nghiêm trọng

Cần tăng về số lượng và chất lượng ngành Dược

Để đáp ứng điều kiện phát triển của ngành Dược, Bộ Y tế đề xuất cần phải tăng tốc về chất lượng cũng như số lượng đào tạo nguồn nhân lực tại nước nhà. Theo báo cáo của sở y tế các tỉnh, thành phố, đến năm 2020 toàn ngành Dược Việt Nam sẽ có nhu cầu cần hơn 25 nghìn cán bộ dược có trình độ từ Cao đẳng, đại học trở lên. Trong đó, riêng nhu cầu đối với dược sĩ đại học chiếm 85,63%, còn lại là nhu cầu đối với các nhân lực trình độ cao hơn như tiến sĩ, thạc sĩ, dược sĩ chuyên khoa I và dược sĩ chuyên khoa II chiếm 14,3%. Hiện nay, xét theo khía cạnh phân bố nguồn nhân lực dược, có thể thấy khối các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược tiếp tục thu hút nhiều dược sĩ hơn so với khối cơ quan hành chính, sự nghiệp như các sở y tế, trung tâm y tế, bệnh viện hay viện nghiên cứu. Số lượng cán bộ dược tham gia vào quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối thuốc dự kiến lên tới hơn 16.000 người, chiếm gần hai phần tổng số nhu cầu của toàn ngành. Ngoài ra, hệ thống phân phối thuốc ngày càng được mở rộng cũng sẽ thu hút hơn 7.000 dược sĩ tham gia trực tiếp vào công tác cung ứng thuốc tại các nhà thuốc đạt chuẩn Thực hành tốt phân phối thuốc (GPP).

Đặc biệt nhân lực ngành dược thiếu trầm trọng ở các đơn vị cấp huyện, tỉnh. Thực tế này phản ánh những khó khăn mà ngành dược gặp phải khi thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác tại các vùng sâu, vùng xa, dẫn đến những hạn chế không nhỏ trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Bộ đã ra quy định cần đẩy mạnh chương trình đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học trên cả nước

Thiếu nhiều nhân lực trình độ cao

Về chất lượng, hiện nước ta còn thiếu rất nhiều nhân lực dược có trình độ cao. Nhân lực dược có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 19% trong đó tiến sĩ dược học 1,21%, thạc sĩ 1,73%. Cùng với sự mất cân đối giữa các tuyến quản lý, chỉ có hơn 2% số tiến sĩ dược làm việc ở tuyến tỉnh, 2,92% số thạc sĩ dược làm việc ở tuyến huyện.

Để nhằm giải quyết vấn đề này Bộ đã đưa ra quyết định mở rộng mạng lưới tăng cường tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội, đại học, trung học dược tại các thành phố lớn và trên toàn quốc. Thực hiện đúng theo chủ trương đề ra nhiều trường đại học điển hình như Đại học Dược Hà Nội đã tiến hành định hướng phân khoa cho các sinh viên dược ngay từ năm thứ ba, còn các trường Cao đẳng chú trọng đi sâu vào chất lượng đào tạo, cho sinh viên thực hành nhiều trong điều kiện thực tế để nâng cao kỹ năng, tay nghề, điển hình như Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã được Bộ Y tế đánh giá cao về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đầu ra trong nhiều năm nay. Chủ trương này góp phần tích cực, giúp các dược sĩ xác định được định hướng nghề nghiệp tương lai của mình và qua đó, nhiều khả năng sẽ giúp khắc phục tình trạng mất cân bằng trong phân bổ nguồn nhân lực dược như hiện tại. Trong tương lai, mô hình trên có thể được nhân rộng trong toàn bộ hệ thống cơ sở đào tạo dược. Song song mục tiêu mở rộng quy mô đào tạo, các trường đại học dược cần nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường công tác đào tạo sau đại học. Mục tiêu của đề án phát triển nguồn nhân lực dược là đến năm 2020, hơn 90% số giảng viên đại học và hơn 70% số giảng viên cao đẳng dược có trình độ sau đại học, hơn 75% số giảng viên đại học và 20% số giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ, hơn 50% số giáo viên trung cấp có trình độ sau đại học. Chỉ có như thế ngành Dược nước ta mới có thể phát triển mạnh, không bị phụ thuộc vào nguồn thuốc ngoại, tránh tình trạng thuốc giả cũng như đảm bảo được đời sống nhân dân một cách tốt nhất.

Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn