Cách dùng thuốc hạ sốt Paracetamol an toàn cho bé

65
5/5 - (2 bình chọn)

Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể bé tăng cao hơn so với mức bình thường. Khi có dấu hiệu sốt, cần tìm nguyên nhân gây sốt để điều trị và dùng thuốc hạ sốt cho bé đúng cách, tránh biến chứng nguy hiểm.

Cách dùng thuốc hạ sốt Paracetamol an toàn cho bé

Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ: Paracetamol là nhóm thuốc hạ sốt thường được sử dụng cho Trẻ. Thuốc có hiệu quả hạ sốt cao và ít tác dụng không mong muốn khi dùng đúng cách. Hiện nay trên thị trường, Paracetamol có nhiều dạng bào chế, trong đó hay dùng tại nhà là dạng nhỏ giọt, siro, bột pha uống, viên nén, viên sủi bọt, viên đặt hậu môn với hàm lượng 80 mg, 150 mg và 250 mg, 325mg… Viên đặt hậu môn được sử dụng khi bé sốt li bì không uống được hoặc bị nôn. Liều lượng và cách dùng thuốc phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi của bé và tình trạng, mức độ bệnh.

Khi nào cần dùng thuốc hạ sốt và cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ

Đa số các tình huống, sốt có thể được theo dõi và điều trị tại nhà, bé nên được sử dụng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38,5oC. Tình huống bé sốt nhẹ (dưới 38,5oC) và không có hiện tượng khó chịu, lờ đờ, li bì, nôn thì chưa cần uống thuốc hạ sốt, nên lau người và uống nhiều nước ấm. Riêng Trẻ có bệnh lý về gan, vàng da do tắc mật… không được tự ý sử dụng thuốc tại nhà. Tình huống bé dưới 4 tháng tuổi nếu thân nhiệt trên 38 oC; bé trên 4 tháng tuổi sốt cao liên tục không rõ nguyên nhân trên 24 giờ; uống thuốc hạ sốt không có tác dụng hoặc khi sử dụng thuốc thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn, da xanh, ngủ li bì, phát ban,…cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Thông thường liều thuốc hạ sốt sử dụng cho bé theo cân nặng: 10 đến 15mg/kg cân nặng/lần, các liều cách nhau 4 đến 6 tiếng nếu vẫn còn hiện tượng sốt cao. Một ngày sử dụngtối đa không quá 60 mg/kg và không quá 4 đến 6 lần. Khi cho bé uống thuốc, phải tuân thủ khoảng cách an toàn giữa các lần uống, nếu không sẽ gây quá liều, nguy cơ dẫn đến tổn thương gan, thận, suy hô hấp, suy tuần hoàn, thậm chí tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

Tình huống không rõ cân nặng hoặc để thuận tiện trong việc sử dụng thuốc cho bé tại nhà, ba mẹ có thể tham khảo liều Paracetamol sử dụng theo đường uống được khuyến cáo dưới đây:

Cân nặng (kg) Tuổi Liều sử dụng (mg)
2,7  đến  5,3 (kg) 0  đến  3 tháng 40 mg
5,4  đến  8,1 (kg) 4  đến  11 tháng 80 mg
8,2  đến  10,8 (kg) 1  đến  2 tuổi 120 mg
10,9  đến  16,3 (kg) 2  đến  3 tuổi 160 mg
16,4  đến  21,7 (kg) 4  đến  5 tuổi 240 mg
21,8  đến  27,2 (kg) 6  đến  8 tuổi 320 mg
27,3  đến  32,6 (kg) 9  đến  10 tuổi 400 mg
32,7  đến  43,2 (kg) 11 tuổi 480 mg

      Viên đặt hậu môn

  •        Bé từ 6  đến 11 tháng tuổi: 80 mg mỗi 6 giờ, tối đa 320 mg/ngày
  •        Bé từ 12  đến 36 tháng tuổi: 80 mg mỗi 4  đến 6 giờ; tối đa 400 mg/ngày
  •       Bé từ 3  đến 6 tuổi: 120 mg mỗi 4  đến 6 giờ; tối đa 600 mg/ngày
  •       Bé 6  đến 12 tuổi: 325 mg mỗi 4  đến 6 giờ; tối đa 1625 mg/ngày
  •       Bé > 12 tuổi: 650 mg mỗi 4  đến 6 giờ; tối đa 3900 mg/ngày

Trường Cao đẳng Y dược Pasteur đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chất lượng cao 

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ em

Bên cạnh đó giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khuyến cáo:  Bất kỳ loại thuốc điều trị nào, kể cả thuốc hạ sốt thông thường cho bé, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sỹ. Trong những tình huống chưa kịp đưa bé đến khám bác sĩ, phụ huynh có thể đến nhà thuốc mua thuốc hạ sốt cho bé uống dưới sự tư vấn của dược sĩ, cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc cho bé.

Không uống nhiều thuốc có thành phần hạ sốt cùng lúc, chú ý một số thuốc ho, cảm cúm cũng có thành phần hạ sốt

  • Tuyệt đối không uống quá liều lượng được khuyến cáo.
  • Nếu là thuốc nước, nên đo chính xác bằng dụng cụ đo lường theo hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Nên ghi lại liều lượng, số lần thuốc con đã uống
  • Thuốc nên để ngoài tầm với của con, đóng chặt nắp.
  • Bà mẹ đang cho con bú, khi sử dụng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ, vì một số loại thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho bé bú sữa mẹ.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, người đọc tuyệt đối không tự ý áp dụng!

Thông tin được truongcaodangduochanoi.vn tổng hợp bởi tại website BV ĐK Phú Thọ