Những điều cần lưu ý về Luật Khám Chữa Bệnh mới nhất

240
5/5 - (3 bình chọn)

Quốc hội ban hành Luật Khám Chữa Bệnh chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 gồm tất cả 9 chương và 91 điều vậy những điểm quan trọng cần lưu ý là gì?

Những điều cần lưu ý về Luật Khám Chữa Bệnh mới nhất

Những điều cần lưu ý về Luật Khám Chữa Bệnh mới nhất

Luật khám chữa bệnh chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 bao gồm tất cả 9 chương và 91 điều. Sau đây, các chuyên gia đến từ các Trường Cao đẳng Dược tại Hà Nội xin được giới thiệu đầy đủ những điểm lưu ý quan trọng trong “ LUẬT KHÁM CHỮA BỆNH”:

QUY ĐỊNH CHUNG

  1. Nguyên tắc trong hành nghề KCB
  • Tuyệt đối tôn trọng quyền và nghĩa vụ của người bệnh, đặc biệt là thông tin cá nhân về sức khỏe người bệnh.
  • Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề Y.
  • Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.
  1. Các hành vi bị cấm khi hành nghề
  • Có thái độ chậm cấp cứu hoặc từ chối cấp cứu cho người bệnh.
  • Không có chứng chỉ hành nghề trong công tác khám chữa bệnh.
  • Tự ý cho thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.
  • Tự ý bán thuốc cho người bệnh.
  • Thuốc chưa được phép lưu hành hoặc áp dụng phương pháp chuyên môn chưa được công nhận.
  • Khi thực hiện khám chữa bệnh có sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
  • Vi phạm quyền của người bệnh.
  • Tự ý tham gia các câu lạc bộ hoặc cơ sở khám bệnh tư nhân…
  • Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong KCB.

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỆNH

  1. Quyền của người bệnh
  • Người bệnh có quyền được điều trị bằng phương pháp an toàn theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.
  • Thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe được giữ bí mật trong hồ sơ bệnh án.
  • Được tôn trọng danh dự.
  • Trong quá trình chẩn đoán và điều trị, người bệnh được quyền cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra.
  • Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về KCB.
  • Được quyền biết tất cả các thông tin liên quan đến hồ sơ bệnh án.
  • Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở KCB.
  1. Nghĩa vụ của người bệnh
  • Phảm đảm bảo nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề.
  • Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề
  • Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

  1. Quyền của người hành nghề
  • Quyết định và chịu trách nhiệm về chẩn đoán, phương pháp điều trị bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn.
  • Được ký hợp đồng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với các cơ sở KCB.
  • Khi xảy ra tai biến trong quá trình điều trị không phải chịu trách nhiệm.
  • Được bảo vệ các lợi ích và quyền khi xảy ra các tai biến đối với người bệnh.
  1. Nghĩa vụ của người hành nghề
  • Thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật và chịu trách nhiệm về việc KCB của mình.
  • Không được vu lợi cho riêng mình.
  • Giữ bí mật tình trạng bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án.
  1. Xác nhận quá trình thực hành đối với bác sĩ
  • Thực hiện đủ 18 tháng thực hành tại BV, viện nghiên cứu có giường bệnh.
  • 36 tháng đối với Giám đốc, trưởng khoa.
  1. Điều kiện cấp lại chứng chỉ hành nghề
  • Phải xuất trình đucợ các giấy tờ liên quan đến việc xin cấp lại chứng chỉ hành nghề.
  1. Thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề
  • Bị đình chỉ 2 năm liên tục không được hành nghề liên quan đến ngành Y.
  • Không được cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp

CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Những điều cần lưu ý về Luật Khám Chữa Bệnh mới nhất

Quy định về cơ sở khám chữa bệnh

  1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: Bệnh viện; Cơ sở giám định y khoa; Phòng khám đa khoa; Cơ sở dịch vụ y tế; Trạm y tế cấp xã và tương đương…..
  2. Quyền và trách nhiệm của cơ sở KCB
  • Thực hiện các hoạt động KCB theo quy định.
  • Cơ sở KCB được quyền thu các khoản phí chi phí khám chữa bệnh của người dân theo quy định của pháp luật.
  • Thời gian làm việc và niêm yết giá dịch vụ tất cả đều phải được công khai.
  1. Quy định cấp lại/ điều chỉnh giấy phép hoạt động
  • Phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép khi thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động.
  • Xin cấp lại giấy phép hoạt động đối với trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc thay đổi địa điểm.
  • Trường hợp giấy phép hoạt động bị mất hoặc bị hư hỏng được cấp lại giấy phép hoạt động.
  1. Trường hợp phải chuyển cơ sở KCB
  • Khi cơ sở vật chất và khả năng điều trị không thể đáp ứng được.
  • Bệnh không phù hợp với phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Theo yêu cầu của người bệnh.
  1. Hồ sơ bệnh án

Thời gian tối đa để lưu trữ HSBA nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm, HSBA tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm và 20 năm đối với trường hợp người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong. Nếu lưu trữ bằng bản điện tử thì phải có bản sao dự phòng.

  1. Bắt buộc chữa bệnh

Các hành vi tự sát, mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A và bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có ý tưởng.

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KỸ THUẬT, PHƯƠNG PHÁP MỚI TRONG KCB

  • Cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị Y tế, nhân lực phải đầy đủ.
  • Được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế thẩm định và cho phép áp dụng.

QUY ĐỊNH VỀ SAI SÓT CHUYÊN MÔN, GIÁ DỊCH VỤ TRONG KCB

  • Trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở KCB khi xảy ra tai biến trong KCB

Đối với những trường hợp rủi ro xảy ra do chuyên môn kỹ thuật; hoặc các trường hợp được xem là bất khả kháng thì các công ty bảo hiểm mà cơ sở KCB liên kết phải chi trả và bồi thường thiệt hại cho bệnh nhân.

  1. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp về KCB là 05 năm kể từ khi sự việc xảy ra
  2. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh : phải công khai giá niêm yết chữa bệnh.

Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn