Vì sao nói ngành Dược Việt Nam có nhiều thách thức nhưng vẫn giàu tiềm năng?

55
5/5 - (1 bình chọn)

Ngành Dược Việt Nam hiện nay sẽ được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, tuy nhiên đây cũng là ngành phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức.

Vì sao nói ngành Dược Việt Nam có nhiều thách thức nhưng vẫn giàu tiềm năng?

Vì sao nói ngành Dược Việt Nam có nhiều thách thức nhưng vẫn giàu tiềm năng?

Theo đó, theo các chuyên gia theo học ngành Dược Việt Nam chia sẻ thì ngành này sản xuất sản phẩm nhưng vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu của thị trường trên thực tế. Thông tin này cũng đã thu hút được sự quan tâm của các bạn trẻ đang có nhu cầu Xét tuyển Cao đẳng Dược.

Ngành Dược hiện nay: Cung vẫn chưa đủ Cầu

Điểm yếu lớn nhất của ngành dược phẩm đó là khả năng sản xuất vẫn chưa bắt kịp được tiêu thụ. Mặc dù số cơ sở sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn GMP đã lên tới hơn 130 doanh nghiệp nhưng sản lượng thuốc trong nước vẫn không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), trong quý 1/2017, giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu lên tới 93,66 triệu USD. 90% lượng cung nguyên phụ liệu dược phẩm đến từ 12 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là từ Trung Quốc chiếm 58,78% tổng kim ngạch, đạt 55,05 triệu USD.

Theo VIRAC, nguyên nhân là do Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ hóa dược, và chưa thành lập các vùng chuyên sản xuất dược liệu mặc dù điều kiện đất đai Việt Nam có ưu thế. Chi phí đầu tư công nghệ và nghiên cứu tốn kém nên phần lớn cơ sở vật chất và các trang thiết bị của các cơ sở sản xuất thuốc cũng như của các cơ sở nghiên cứu để triển khai sản xuất hiện nay còn thiếu và không đồng bộ. Chính vì vậy, việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn nhiều trở ngại.

Giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tại Việt Nam liên tục tăng. Nguồn: VIRAC, GDVC

Giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tại Việt Nam liên tục tăng. Nguồn: VIRAC, GDVC

Ngành Dược Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng cao nhất Châu Á

Tuy phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng ngành dược vẫn đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong giai đoạn 2010 – 2016, ngành dược Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng hằng năm cao nhất châu Á với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) đạt 19,7%. Năm 2016, chi tiêu y tế bình quân đầu người/năm đã tăng hơn 20 USD so với năm 2009. Thành công của ngành dược Việt Nam còn được thể hiện ở việc hầu hết các cổ phiếu dược, bao gồm cả công ty sản xuất và phân phối, đều tăng giá và giữ ở mức ổn định về doanh thu và lợi nhuận.

Dù gặp nhiều khó khăn về sản xuất và công nghệ nhưng với cơ cấu dân số trẻ, thu nhập và mức độ quan tâm của 90 triệu dân đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao, Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển ngành dược phẩm. Trong vòng 5 năm tiếp theo, ngành dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới.

Ngành Dược Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng cao nhất Châu Á

Ngành Dược Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng cao nhất Châu Á

Thông tin trên cũng đã được đăng tải trên trang thông tin của ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội.

Nguồn theo Tri thức trẻ