Học sinh cần có ý thức và lòng dũng cảm để ngăn chặn bạo lực học đường

43
5/5 - (1 bình chọn)

Trước làn sóng tình trạng bạo lực học đường ở khối THPT đang tăng nhanh báo động. Ngày 18.1.2017, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 192/UBND-KGVX, yêu cầu các đơn vị liên quan phải tăng cường các biện pháp ngăn chặn tình trạng này leo thang.

Tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng
Tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng

Hành động của Thành phố Hà Nội trước tình trạng bạo lực học đường leo thang

UBND Thành phố giao nhiệm vụ cho Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể Thành phố cùng UBND các quận, huyện, thị xã phải tăng cường nâng cao công tác quản lý trên địa bàn, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quản lý, giáo dục học sinh. Đặc biệt cần có những biện pháp theo dõi, kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các vụ việc học sinh THPT, THCS  tổ chức gây gổ, đánh nhau ở trong và ngoài nhà trường. Đồng thời Sở cũng yêu cầu các cơ quan chức năng, các đơn vị liên quan kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các hàng quán, tụ điểm vui chơi giải trí, dịch vụ internet, … có biểu hiện gây mất an ninh, trật tự ở phạm vi gần khu vực trường học.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các quận, huyện trên địa bàn chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về Đề án “Tăng cường công tác lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”.

Đồng thời, UBND TP Hà Nội cũng ra chỉ thị Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường nguồn nhân lực để ngành giáo dục thực hiện suôn sẻ công tác tư vấn tâm lý, tham gia đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử và giải quyết mâu thuẫn cho học sinh.

Sở GD-ĐT cũng nhắc nhở các cơ sở giáo dục triển khai việc ngăn chặn bao lực học đường tại khối THPT ngay và luôn cực kỳ quan trọng, bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và kết quả của các em trong kỳ thi THPT Quốc gia.

Học sinh cần có ý thức và lòng dũng cảm để ngăn chặn bạo lực học đường

Nhận định của các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia thì việc các bạn học sinh nhút nhát, chưa có ý thức đoàn kết, bảo vệ nhau là nguyên nhân không nhỏ dẫn tới tình trạng bạo lực học đường leo thang.

Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở nam giới
Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở nam giới

Bên cạnh việc một số học sinh ý thức kém, bắt nạt các bạn học thì việc các bạn học cùng lớp chưa dám đứng ra can ngăn, báo cáo nhà trường do sợ liên lụy làm cho tình trạng bạo lực vẫn âm thầm xảy ra. Người bị bắt nạt cũng không dám báo với thầy cô, phụ huynh do lo sợ, lâu ngày dẫn tới ức chế, tự kỷ, dễ làm ra những việc nông nổi và sao nhãng học hàng. Trước kỳ thi THPT Quốc gia ngày càng đến gần thì việc này vô cùng nguy hiểm, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của học sinh.

Bởi vậy, các bạn học sinh nên đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chung tay giúp sức xóa bỏ tình trạng bạo lực học đường.

Nguồn: Cao đẳng Dược Hà Nội