Cô nàng 9x và những tâm sự trải lòng về nghề Y

79
5/5 - (4 bình chọn)

“Cuộc đời nhiều nỗi buồn và không ít những niềm đau, nhưng sau tất cả ta phải lựa chọn thái độ của mình với những sầu bi ấy”.

Cô nàng 9x và những tâm sự trải lòng về nghề Bác sĩ

Cô nàng 9x và những tâm sự trải lòng về nghề Bác sĩ

Đây là những dòng chia sẻ của Đỗ Ngọc Linh – nữ Bác sĩ đang công tác tại khoa Nội của một Bệnh viện tại Hà Nội. Là một Bác sĩ nhưng lại có niềm đam mê viết lách, những dòng trạng thái của cô gái sinh năm 1989 này thường rất cuốn hút bởi sự chân thật, dí dỏm nhưng không kém phần sâu sắc. Những câu chuyện mà cô chia sẻ dưới đây có lẽ phần nào sẽ giúp ta hiểu thêm về những vui buồn của nghề Y.

Nghề Y có lắm khi “cười ra nước mắt”

Với việc thường xuyên phải tiếp xúc với các bệnh nhân, Linh cho biết đôi khi cô cũng gặp phải những tình huống dở khóc dở cười. Nhiều người đôi khi tới bệnh viện chỉ vì mắc “bệnh tinh thần”, thậm chí cho rằng bác sĩ nào cho ít thuốc đều là bác sĩ “rởm”..

Dưới đây là câu chuyện nhỏ trong quá trình làm việc mà nữ bác sỹ 9x chia sẻ:

– Bác sĩ ơi sao cho tôi về mà không có thuốc gì uống vậy?

– Chị bị cảm cúm thông thường, sổ mũi, ngứa rát cổ họng thôi về nhà súc miệng nước muối, xịt rửa mũi hàng ngày, ra đường nhớ mang khẩu trang là được rồi. Em có ghi lời dặn cụ thể trong đơn rồi đó.

– Sao Bác sĩ kiểu gì chuyên môn kém vậy? Đến cái toa thuốc cũng không biết cho à? Thế thì làm bác sĩ làm gì?

Nghề Y có những nỗi buồn chảy ngược vào trong

Chắc hẳn các bạn theo học ngành Y Dược nói chung và theo học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nói riêng đều biết rằng, bệnh viện là nơi chúng ta nhìn thấy ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, nơi nhận ra rõ nhất quy luật sinh – lão – bệnh – tử. Bác sỹ là người phải tiếp xúc nhiều nhất, và chính họ đôi khi phải nén nỗi đau cá nhân để hoàn thành trọn vẹn công việc.

Đây là một câu chuyện khác mà Linh chia sẻ một cách đầy trân trọng.

Hồi còn đi thực tập, mình đi phụ mổ ca mổ chưa bắt đầu được bao lâu thì Bác sĩ mổ chính nhận được tin mẹ mất. Chú rất bình tĩnh, tiếp tục cùng mọi người trong kíp mổ hoàn thành sau 3 giờ. Mũi khâu cuối cùng vừa dứt, chú xin phép rồi thay đồ thật nhanh đi ra ngoài, mình tình cờ nghe tiếng chú ở bên ngoài cánh cửa, rồi chú nhanh chân tiến về phía nhà xe. Ba hôm sau, đã lại thấy chú ở viện, niềm nở với mọi người, và tiếp tục những ca mổ.

Những người Bác sĩ đáng kính ấy, họ phải hy sinh rất nhiều. Họ không được phép mang cảm xúc cá nhân vào công việc. Họ chứng kiến những nỗi buồn của người khác hàng ngày, nhưng nỗi buồn của họ thì mấy ai hiểu được? Những khoảnh khắc quan trọng bên gia đình và người thân đều phải xếp thứ hai, sau những ca cấp cứu, sau những buổi trực đêm. Bởi, bệnh tật không chờ đợi một ai.

Nghề Y có những nỗi buồn chảy ngược vào trong

Nghề Y có những nỗi buồn chảy ngược vào trong

Gian nan, vất vả đấy chính là nghề Y

Với bất kỳ ai đã, đang theo con đường Y khoa đều hiểu rằng đó là một con đường vô cùng gian nan, vất vả. Nhưng liệu người ngoài cuộc có hiểu thông cảm và chia sẻ không?

Đầu tuyển vào thì cực kỳ gắt gao, vào rồi thì 6 năm miệt mài, không có một chút thời gian để giao lưu gặp gỡ bạn bè. Gia đình khó khăn thì khó có thể hoàn thành khóa học đúng thời hạn vì phải “cày” làm thêm. Năm hai đã bắt đầu tiếp xúc với xác chết và bắt đầu những buổi sáng đi lâm sàng – chiều học lý thuyết rồi thứ 7, chủ nhật phải trực trong bệnh viện.

Một cựu sinh viên liên thông Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Cực khổ là vậy, phải đánh đổi rất nhiều thứ: thời gian – tuổi trẻ – tiền bạc – cơ hội. Đánh đổi nhiều vậy nhưng chẳng nhận được bao nhiêu. Nhiều người đâu biết được trong quá trình cống hiến, bác sĩ phải đối mặt với biết bao nhiêu cực khổ, áp lực, hy sinh, đánh đổi. Áp lực từ cấp trên truyền xuống, từ bệnh nhân truyền lên, từ gia đình, rồi từ đạo đức nghề nghiệp. Rồi nhiều người thấy người ta trách mình cũng trách, thấy người ta chê mình cũng chê mà không cần biết lý do.

Ngành Y là một ngành rất thường xuyên không có được giấc ngủ ngon, khó có được bữa cơm đầm ấm bên gia đình, dễ gặp nhiều sự rủi ro trong nghề nghiệp. Bác sĩ phải dành rất nhiều thời gian cho bệnh viện, cho việc học tập kiến thức Y khoa không ngừng. Sáng mở mắt ra là thấy bệnh viện, chiều nhắm mắt lại là thấy bệnh nhân. Không còn một chút thời gian cho bản thân, cho những mối quan hệ, cho những buổi giao lưu.

Nguồn: truongcaodangduochanoi.vn