Bằng đại học hệ tại chức sẽ có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy

59
5/5 - (1 bình chọn)

Nội dung trong Dự thảo Luật sửa đổi được nhiều quan tâm ủng hộ nhất hiện nay chính là việc đưa giá trị của Bằng Đại học tại chức ngang hàng với bằng chính quy.

Bằng đại học hệ tại chức sẽ có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy

Bằng đại học hệ tại chức sẽ có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy

Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội cũng đã chuyển những thông tin hấp dẫn trên đến các bạn sinh viên quan tâm và đang có nhu cầu theo học Đại học tại chức để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân.

Bằng ĐH hệ tại chức sẽ có giá trị ngang bằng bằng ĐH chính quy theo Luật Sửa đổi

Trao đổi với báo chí về dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, sắp tới, các trường ĐH sẽ chỉ cấp một loại văn bằng cho các hình thức đào tạo và không có sự phân biệt giữa hệ tại chức hay chính quy.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học trao đổi cùng báo chí về Dự thảo Luật sửa đổi

Cụ thể, Bà Nguyễn Kim Phụng cho hay: “Điều 6 trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung có đưa ra quy định về hình thức đào tạo. Theo đó, chia 2 hình thức là tập trung và không tập trung nhằm xác định đào tạo cho đối tượng nào. Tuy nhiên hình thức không tập trung được xây dựng trên phương thức đào tạo từ chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, cách thức tổ chức, kiểm tra đánh giá và chuẩn đầu ra giống hình thức tập trung.

Sẽ không ghi hình thức đào tạo trên Bằng tốt nghiệp đại học

Vì vậy sẽ không xác định 2 loại hình đào tạo có tên gọi là chính quy và thường xuyên và bằng cấp thì  không có sự khác biệt hay nói cách khác hình thức đào tạo sẽ không được ghi trên văn bằng ĐH. Chúng tôi kỳ vọng các cơ sở đào tạo sẽ quan tâm đến chất lượng của cơ sở mình trong quá trình đào tạo sẽ phải thận trọng khi cấp văn bằng cho sinh viên tốt nghiệp.

Sẽ không ghi hình thức đào tạo trên Bằng tốt nghiệp đại học

Sẽ không ghi hình thức đào tạo trên Bằng tốt nghiệp đại học

Bởi lẽ, đã không phân biệt bằng hệ tại chức hay chính quy tức là văn bằng theo hình thức đào tạo nào của các cơ sở đều là lời khẳng định với xã hội chất lượng đào tạo phải chuẩn”.

Nhiều người tỏ ra lo ngại những vấn đề tới  tiêu cực có thể phát sinh khi văn bằng đào tạo chính quy và tại chức như nhau, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho hay: “Một khi phát sinh tiêu cực thì trước hết sinh viên của nhà trường sẽ không đồng ý và đấu tranh khi bằng của họ bị lẫn lộn với bằng không đảm bảo chất lượng khác.

Xã hội cũng có những giám sát nhất định. Về phía cơ quan quản lý nhà nước chỉ làm kiểm định chất lượng. Sắp tới, vấn đề kiểm định các trường sẽ được đẩy mạnh nhất là kiểm định chương trình, kiểm đinh quá trình tổ chức, quản lý đào tạo và cấp bằng cho chương trình đó”.

Thông tin trên cũng được nhiều bạn học sinh đang theo học THPT quốc gia quan tâm.

Trang Minh